Quá trình thành lập Phủ ủy (Đảng bộ) Thiệu Hóa, ngày 20/4/1939
Đăng lúc: 08/07/2020 (GMT+7)
100%
Cuối năm 1935 đầu năm 1936, phong trào cách mạng ở Thanh Hóa từng bước phục hồi và phát triển. Nhiều cán bộ, đảng viên bị thực dân bắt giữ, giam cầm trong gian đoạn 1931 – 1935, nay đã được thoát khỏi các nhà tù, trở về tiếp tục hoạt động và khẩn trương bắt mối với các cơ sở, tích cực tham gia củng cố bộ máy lãnh đạo của Đảng, xây dựng các đoàn thể, quần chúng; phát động quần chúng đấu tranh dưới nhiều hình thức mang nội dung đòi quyền dân sinh, dân chủ.
Sau khi Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh được triệu tập tại làng Yên Lộ, ngày 15 tháng 3 năm 1936, nhiệm vụ xây dựng và củng cố phát triển Đảng; xây dựng các đoàn thể, quần chúng, nhất là "Hội tương tế ái hữu" được chấn chỉnh lại và quyết định ra báo "Tia sáng" thay cho tờ "Hồn lao động"... Hội nghị bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gôm 5 ủy viên, do đồng chí Lê Chủ làm Bí thư và phân công đồng chí Lê Chủ trực tiếp phụ trách Thiệu Hóa.
Trong thời gian này, với sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của “Hội tương tế ái hữu” ở hầu hết các địa phương trên địa bàn Thiệu Hóa, tiêu biểu như: làng Cựu Thôn, xã Thiệu Toán, gồm 70 hội viên, do đồng chí Lê Doãn Áng phụ trách, tiếp đến là “Hội tương tế ái hữu” Phúc Lộc, xã Thiệu Tiến; Yên Lộ, xã Thiệu Vũ; Mao Xá, Thung Dung, Thố Kỳ, xã Thiệu Toán; Ngô Xá Hạ, Ngô Xá Thượng, xã Thiệu Minh (nay là xã Minh Tâm); Đồng Thanh, Đồng Tiến, xã Thiệu Tâm (nay là xã Minh Tâm); Cẩm Tâm, Thái Khang, xã Thiệu Hòa đã trở thành lực lượng nòng cốt tập hợp quần chúng, tạo cơ sở vững chắc để các chi bộ Đảng ở Thiệu Hóa đi sâu vào các tầng lớp nhân dân lãnh đạo các cuộc đấu tranh đòi quyền tự do, dân chủ, cải thiện đời sống, chống cường quyền, bạo lực. Qua đó chọn lọc, rèn luyện các phần tử tiên tiến, kết nạp vào hàng ngũ của Đảng.
Trước tình hình phát triển mạnh mẽ “Hội tương tế ái hữu”, để thống nhất về tổ chức và hành động, các đảng viên ở Thiệu Hóa cùng các cơ sở Đảng ở Yên Định đã quyết định thành lập Ban trị sự “Hội tương tế ái hữu” liên khu vực Thiệu Hóa - Yên Định. Ban trị sự Hội tương tế ái hữu Thiệu Hóa - Yên Định ra đời đã đánh dấu bước phát triển mới của phong trào quần chúng. Các tầng lớp nhân dân càng hăng hái tham gia vào các Hội tương tế ái hữu. Tính đến tháng 10 năm 1936, số hội viên ở Thiệu Hóa đã lên tới gần 1000 người. Cơ sở của Hội đã lan sang các làng thuộc các tổng Đại Bối (nay là Thiệu Giao), Vận Quy (nay là Thiệu Vận) ...
Tháng 8 năm 1936, hưởng ứng phong trào "Đông Dương Đại hội". Ở Thiệu Hóa đã diễn ra sôi nổi. Nhân dân đã làm nhiều bản kiến nghị có chữ ký hoặc điểm chỉ gửi lên Ủy ban hành động tỉnh, góp phần cùng nhân dân Thanh Hóa đòi chính quyền thuộc địa thi hành các cải cách dân sinh, dân chủ. Tháng 12 năm 1936, Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa họp tại làng Yên Lộ, xã Thiệu Vũ. Sau khi kiểm điểm tình hình mọi mặt, Hội nghị đề ra chủ trương mở rộng hơn nữa phong trào“Hội tương tế ái hữu”, củng cố bộ máy tổ chức Đảng, mở các lớp huấn luyện cán bộ, tăng cường lực lượng cho phong trào cách mạng, tận dụng mọi khả năng, mọi hình thức công khai, hợp pháp lãnh dạo nhân dân đấu tranh đòi tự do, cơm áo, hoà bình.Nghị quyết của Hội nghị được triển khai nhanh chóng trên toàn Thiệu Hóa. Phong trào xây dựng “Hội tương tế ái hữu” một lần nữa tiếp tục phát triển mạnh mẽ với những nội dung và hình thức phong phú. Các tổ chức như: Nông hội đỏ, họ bạn, hội hiếu nghĩa... được chuyển thành Hội tương tế. Tại Yên Lộ, “Hội tương tế ái hữu” được tổ chức theo ngành nghề hay giới tính, dưới các hình thức như phụ lão tương tế, phụ nữ tương tế, thanh niên tương tế, nông hội tương tế…
Sau Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tại Yên Lộ vào tháng 12 năm 1937, phong trào đấu tranh đòi tự do, cơm áo hoà bình, ủng hộ Mặt trận dân chủ Đông Dương, chống chiến tranh ở Thiệu Hóa càng dâng cao. Mở đầu là cuộc đấu tranh của nhân dân tổng Thử Cốc đòi tri phủ trả tiền "Hưng công đại chẩn" và quyền dân sinh, dân chủ ở các làng.
Tháng 2 năm 1938, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, nhân dân Thiệu Hóa đã cùng với nhân dân các phủ huyện Yên Định, Thọ Xuân, Vĩnh Lộc tổ chức một cuộc mít tinh tại làng Chiềng (huyện Yên Định) để ủng hộ Liên Xô, ủng hộ Mặt trận nhân dân Pháp; đòi tự do, dân chủ, nghiệp đoàn; tự do lập hội; đòi thả hết tù chính trị. Cuộc mít linh diễn ra công khai, kết thúc thắng lợi đã đánh dấu bước phát triển mới của phong trào công khai và nửa công khai ở tỉnh Thanh Hóa. Trước phong trào đấu tranh của nhân dân ngày càng lên cao, chính quyền thuộc địa thực hiện chính sách mị dân, đưa ra cái gọi là "cải lương hương tục" để chia rẽ nhân dân với cách mạng. Nhận rõ âm mưu của kẻ thù, thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy Thanh Hóa, Hội tương tế ái hữu làng Yên Lộ đã vận động dân làng lập bản "dự thảo khế ước cải lương" gửi lên chính quyền tỉnh, trong đó nêu rõ: bỏ hủ tục ma chay, cưới xin linh đình, bỏ lệ đóng xôi cân, gà lượt; tự do lập hội giúp đỡ nhau lúc khó khăn; tự do mở trường học chữ quốc ngữ. Từ Yên Lộ, phong trào lập khế ước lan ra nhiều làng ở Thiệu Hóa. Trước sức đấu tranh sôi nổi với các yêu cầu hợp tình, hợp lý, đến mùa hè năm 1938, chính quyền tỉnh buộc phải chấp nhận các hình thức "cải lương hương tục" tại các làng Yên Lộ, Ngô Xá, Mao Xá, Phong Cốc, Trung Lập.
Sự lớn mạnh của phong trào cách mạng ở địa phương ngày càng đòi hỏi sự tăng cường lãnh đạo của Đảng. Nhận thức rõ yêu cầu bức xúc đó, các đảng viên ở Thiệu Hóa đã tích cực đẩy mạnh công tác phát triển cơ sở đảng và đã đạt nhiều kết quả. Đầu tháng 6 năm 1938, chi hội ghép 4 làng: Phong Cốc - Thuần Hậu - Xá Lê - Ngọc Trung được thành lập. Hội nghị thành lập chi bộ được tổ chức tại nhà bà Lý Đan (ở làng Ngọc Trung), với sự tham dự của các đồng chí Trịnh Ngọc Điệt, Nguyễn Văn Phác, Đỗ Huy Tám, Đỗ Huy Trai (tức Đỗ Anh Tuấn), Đỗ Huy Trinh. Chi bộ do đồng chí Trịnh Ngọc Điệt làm Bí thư. Ngày 20 tháng 6 năm 1938, sau một thời gian sinh hoạt trong chi bộ ghép Long Linh Ngoại (Thiệu Hóa) - Ngọc Vực (Yên Định), các đảng viên làng Long Linh Ngoại đã tổ chức một cuộc họp tại nhà đồng chí Ngô Xuân Nghiêm thành lập chi bộ độc lập gồm 5 đồng chí. Đồng chí Trịnh Khắc Sản làm Bí thư chi bộ; ngay sau khi thành lập, chi bộ đã đề ra các nhiệm vụ tiếp tục phát triển mở rộng “Hội tương tế ái hữu” và các tổ chức quần chúng; phát động phong trào hành động cách mạng mạnh mẽ thông qua đó để bồi dưỡng kết nạp đảng viên. Chi bộ đã phân công trách nhiệm cụ thể cho từng đảng viên trong công tác lãnh đạo phong trào.
Sự ra đời của chi bộ ghép Phong Cốc - Thuần Hậu - Xá Lê - Ngọc Trung và chi bộ Long Linh Ngoại đã làm cho năng lực lãnh đạo và tổ chức của Đảng ở Thiệu Hóa nâng lên một bước mới. Đến thời gian này, Thiệu Hóa đã có 6 chi bộ, trong đó có 1 chi bộ ghép. Lực lượng lãnh đạo được tăng cường, phong trào đấu tranh ở địa phương càng vươn lên mạnh mẽ. Từ giữa năm 1938, phong trào đấu tranh đòi khất thuế, giảm thuế và chống dự án thuế mới bùng lên khắp nơi trên địa bàn Thiệu Hóa. Ngay sau phong trào đòi khất thuế, giảm thuế, nhân dân Thiệu Hóa đã đấu tranh chống "dự án thuế mới" do chính quyền thống trị đề ra nhằm tăng cường bóc lột nhân dân ta. Hàng loạt các cuộc mít tinh, biểu tình liên tiếp nổ ra, hàng chục bản kiến nghị với nhiều chữ ký phản đối "dự án thuế mới" gửi cho khâm sứ Trung Kỳ, Viện dân biểu Trung Kỳ và Toàn quyền Đông Dương. Phong trào chống "dự án thuế mới" trở thành cao trào đấu tranh cách mạng, góp phần gây áp lực hậu thuẫn cho Viện dân biểu Trung Kỳ bác bỏ "dự án thuế mới" của chính quyền thuộc địa trong phiên họp ngày 12 tháng 9 năm 1938. Bên cạnh các hình thức đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ, trong các làng, tổng của Thiệu Hóa đã xuất hiện các cuộc đấu tranh nhằm vào bọn tay sai trong chính quyền cơ sở của địch.
Cuối năm 1938, đầu năm 1939, thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy Thanh Hóa, các chi bộ Đảng ở Thiệu Hóa đã tiến hành vận động nhân dân đòi thực hiện phổ thông đầu phiếu, qua đó bố trí đưa cán bộ và quần chúng tích cực, tiến bộ vào nắm giữ các vai trò quan trọng trong "Hội đồng hương chính". Ở Yên Lộ, "Hội đồng hương chính" làng được thành lập đặt dưới sự chỉ đạo của chi bộ Đảng. Hội đồng gồm 15 người chia làm 5 tiểu ban: tuyên truyền giáo dục; vệ nông, giao thông cầu cống; kinh tế tài chính; trật tự trị an, tư pháp; lao động và kiến thiết nông thôn, do đồng chí Hoàng Văn Quế làm trưởng ban. Hội đồng hương chính Yên Lộ đã nắm các quyền điều hành mọi hoạt động chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của làng, theo đường lối của Mặt trận dân chủ. Bọn thống trị buộc phải thừa nhận Hội đồng này là hợp pháp. Sau Yên Lộ, chi bộ Ngô Xá Hạ đã vận động đưa những hội viên Hội tương tế ái hữu tham gia "Ngũ hương" (hương bạ, hương bản, hương kiểm, hương mục, hương dịch), tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện những chủ trương của Mặt trận Dân chủ. Ở tổng Thử Cốc, sau cuộc bầu cử Hội đồng hương chính, hầu hết các chức vụ trong Hội đồng ở các làng đều do quần chúng có cảm tình với cách mạng nắm giữ. Việc đưa người vào Hội đồng hương chính là sự vận dụng sáng tạo đường lối của Đảng vào thực tế địa phương, tạo điều kiện cho quần chúng tập dượt trong việc quản lý chính quyền ở cơ sở.
Đến đầu năm 1939, phong trào cách mạng ở Thiệu Hóa đã có những phát triển rất mạnh mẽ... Cơ sở đảng, tổ chức quần chúng ngày càng được tăng cường. Tuy nhiên, phong trào ở địa phương cho đến thời gian này vẫn theo 6 đầu mối chỉ đạo khác nhau. Đó là các chi bộ Yên Lộ, Ngô Xá Thượng, Ngô Xá Hạ, Mao Xá - Cựu Thôn, Long Linh và chi bộ Phong Cốc - Thuần Hậu - Xá Lê - Ngọc Trung. Tình hình trên đã gây nên những khó khăn cho sự phát triển đồng đều của phong trào cách mạng trong phủ. Để thống nhất chỉ đạo phong trào cách mạng của địa phương, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ, Hội nghị đại biểu Đảng bộ Thiệu Hóa được triệu tập tại nhà ông Hoàng Văn Lục, làng Yên Lộ, vào ngày 20 tháng 4 năm 1939. Dự Hội nghị có các đồng chí Hoàng Văn Quế, Hoàng Văn Đài, Ngô Ngọc Toản, Trịnh Ngọc Điệt, Lê Huy Toán, Ngô Đức. Sau khi xem xét tình hình chung và địa phương, Hội nghị đề ra những nhiệm vụ cần kíp: lãnh đạo quần chúng đấu tranh, củng cố tổ chức Đảng, Hội nghị bầu ra Ban Chấp hành Đảng bộ phủ gồm 3 đồng chí Hoàng Văn Quế, Ngô Ngọc Toản, Hoàng Văn Đài, do đồng chí Hoàng Văn Quế làm Bí thư. Đây là cơ quan lãnh đạo cấp phủ, huyện đầu tiên của Đảng bộ Thanh Hóa. Hội nghị cũng bầu đại biểu đi dự Đại hội Đảng bộ tỉnh gồm các đồng (Ngô Ngọc Toản, Ngô Đức và Lê Huy Toán).
Sự ra đời của Phủ ủy (Đảng bộ) Thiệu Hóa đã đánh dấu bước tiến bộ vượt bậc của phong trào cách mạng ở địa phương. Sau Phủ ủy ra đời, các đảng viên ở Thiệu Hóa càng đẩy mạnh xây dựng, củng cố tổ chức Đảng, các đoàn thể quần chúng, lãnh đạo nhân dân đấu tranh. Trần Ngọc Tùng. PTP Văn hóa và Thông tin huyện Thiệu Hóa
Cuối năm 1935 đầu năm 1936, phong trào cách mạng ở Thanh Hóa từng bước phục hồi và phát triển. Nhiều cán bộ, đảng viên bị thực dân bắt giữ, giam cầm trong gian đoạn 1931 – 1935, nay đã được thoát khỏi các nhà tù, trở về tiếp tục hoạt động và khẩn trương bắt mối với các cơ sở, tích cực tham gia củng cố bộ máy lãnh đạo của Đảng, xây dựng các đoàn thể, quần chúng; phát động quần chúng đấu tranh dưới nhiều hình thức mang nội dung đòi quyền dân sinh, dân chủ.
Sau khi Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh được triệu tập tại làng Yên Lộ, ngày 15 tháng 3 năm 1936, nhiệm vụ xây dựng và củng cố phát triển Đảng; xây dựng các đoàn thể, quần chúng, nhất là "Hội tương tế ái hữu" được chấn chỉnh lại và quyết định ra báo "Tia sáng" thay cho tờ "Hồn lao động"... Hội nghị bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gôm 5 ủy viên, do đồng chí Lê Chủ làm Bí thư và phân công đồng chí Lê Chủ trực tiếp phụ trách Thiệu Hóa.
Trong thời gian này, với sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của “Hội tương tế ái hữu” ở hầu hết các địa phương trên địa bàn Thiệu Hóa, tiêu biểu như: làng Cựu Thôn, xã Thiệu Toán, gồm 70 hội viên, do đồng chí Lê Doãn Áng phụ trách, tiếp đến là “Hội tương tế ái hữu” Phúc Lộc, xã Thiệu Tiến; Yên Lộ, xã Thiệu Vũ; Mao Xá, Thung Dung, Thố Kỳ, xã Thiệu Toán; Ngô Xá Hạ, Ngô Xá Thượng, xã Thiệu Minh (nay là xã Minh Tâm); Đồng Thanh, Đồng Tiến, xã Thiệu Tâm (nay là xã Minh Tâm); Cẩm Tâm, Thái Khang, xã Thiệu Hòa đã trở thành lực lượng nòng cốt tập hợp quần chúng, tạo cơ sở vững chắc để các chi bộ Đảng ở Thiệu Hóa đi sâu vào các tầng lớp nhân dân lãnh đạo các cuộc đấu tranh đòi quyền tự do, dân chủ, cải thiện đời sống, chống cường quyền, bạo lực. Qua đó chọn lọc, rèn luyện các phần tử tiên tiến, kết nạp vào hàng ngũ của Đảng.
Trước tình hình phát triển mạnh mẽ “Hội tương tế ái hữu”, để thống nhất về tổ chức và hành động, các đảng viên ở Thiệu Hóa cùng các cơ sở Đảng ở Yên Định đã quyết định thành lập Ban trị sự “Hội tương tế ái hữu” liên khu vực Thiệu Hóa - Yên Định. Ban trị sự Hội tương tế ái hữu Thiệu Hóa - Yên Định ra đời đã đánh dấu bước phát triển mới của phong trào quần chúng. Các tầng lớp nhân dân càng hăng hái tham gia vào các Hội tương tế ái hữu. Tính đến tháng 10 năm 1936, số hội viên ở Thiệu Hóa đã lên tới gần 1000 người. Cơ sở của Hội đã lan sang các làng thuộc các tổng Đại Bối (nay là Thiệu Giao), Vận Quy (nay là Thiệu Vận) ...
Tháng 8 năm 1936, hưởng ứng phong trào "Đông Dương Đại hội". Ở Thiệu Hóa đã diễn ra sôi nổi. Nhân dân đã làm nhiều bản kiến nghị có chữ ký hoặc điểm chỉ gửi lên Ủy ban hành động tỉnh, góp phần cùng nhân dân Thanh Hóa đòi chính quyền thuộc địa thi hành các cải cách dân sinh, dân chủ. Tháng 12 năm 1936, Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa họp tại làng Yên Lộ, xã Thiệu Vũ. Sau khi kiểm điểm tình hình mọi mặt, Hội nghị đề ra chủ trương mở rộng hơn nữa phong trào“Hội tương tế ái hữu”, củng cố bộ máy tổ chức Đảng, mở các lớp huấn luyện cán bộ, tăng cường lực lượng cho phong trào cách mạng, tận dụng mọi khả năng, mọi hình thức công khai, hợp pháp lãnh dạo nhân dân đấu tranh đòi tự do, cơm áo, hoà bình.Nghị quyết của Hội nghị được triển khai nhanh chóng trên toàn Thiệu Hóa. Phong trào xây dựng “Hội tương tế ái hữu” một lần nữa tiếp tục phát triển mạnh mẽ với những nội dung và hình thức phong phú. Các tổ chức như: Nông hội đỏ, họ bạn, hội hiếu nghĩa... được chuyển thành Hội tương tế. Tại Yên Lộ, “Hội tương tế ái hữu” được tổ chức theo ngành nghề hay giới tính, dưới các hình thức như phụ lão tương tế, phụ nữ tương tế, thanh niên tương tế, nông hội tương tế…
Sau Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tại Yên Lộ vào tháng 12 năm 1937, phong trào đấu tranh đòi tự do, cơm áo hoà bình, ủng hộ Mặt trận dân chủ Đông Dương, chống chiến tranh ở Thiệu Hóa càng dâng cao. Mở đầu là cuộc đấu tranh của nhân dân tổng Thử Cốc đòi tri phủ trả tiền "Hưng công đại chẩn" và quyền dân sinh, dân chủ ở các làng.
Tháng 2 năm 1938, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, nhân dân Thiệu Hóa đã cùng với nhân dân các phủ huyện Yên Định, Thọ Xuân, Vĩnh Lộc tổ chức một cuộc mít tinh tại làng Chiềng (huyện Yên Định) để ủng hộ Liên Xô, ủng hộ Mặt trận nhân dân Pháp; đòi tự do, dân chủ, nghiệp đoàn; tự do lập hội; đòi thả hết tù chính trị. Cuộc mít linh diễn ra công khai, kết thúc thắng lợi đã đánh dấu bước phát triển mới của phong trào công khai và nửa công khai ở tỉnh Thanh Hóa. Trước phong trào đấu tranh của nhân dân ngày càng lên cao, chính quyền thuộc địa thực hiện chính sách mị dân, đưa ra cái gọi là "cải lương hương tục" để chia rẽ nhân dân với cách mạng. Nhận rõ âm mưu của kẻ thù, thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy Thanh Hóa, Hội tương tế ái hữu làng Yên Lộ đã vận động dân làng lập bản "dự thảo khế ước cải lương" gửi lên chính quyền tỉnh, trong đó nêu rõ: bỏ hủ tục ma chay, cưới xin linh đình, bỏ lệ đóng xôi cân, gà lượt; tự do lập hội giúp đỡ nhau lúc khó khăn; tự do mở trường học chữ quốc ngữ. Từ Yên Lộ, phong trào lập khế ước lan ra nhiều làng ở Thiệu Hóa. Trước sức đấu tranh sôi nổi với các yêu cầu hợp tình, hợp lý, đến mùa hè năm 1938, chính quyền tỉnh buộc phải chấp nhận các hình thức "cải lương hương tục" tại các làng Yên Lộ, Ngô Xá, Mao Xá, Phong Cốc, Trung Lập.
Sự lớn mạnh của phong trào cách mạng ở địa phương ngày càng đòi hỏi sự tăng cường lãnh đạo của Đảng. Nhận thức rõ yêu cầu bức xúc đó, các đảng viên ở Thiệu Hóa đã tích cực đẩy mạnh công tác phát triển cơ sở đảng và đã đạt nhiều kết quả. Đầu tháng 6 năm 1938, chi hội ghép 4 làng: Phong Cốc - Thuần Hậu - Xá Lê - Ngọc Trung được thành lập. Hội nghị thành lập chi bộ được tổ chức tại nhà bà Lý Đan (ở làng Ngọc Trung), với sự tham dự của các đồng chí Trịnh Ngọc Điệt, Nguyễn Văn Phác, Đỗ Huy Tám, Đỗ Huy Trai (tức Đỗ Anh Tuấn), Đỗ Huy Trinh. Chi bộ do đồng chí Trịnh Ngọc Điệt làm Bí thư. Ngày 20 tháng 6 năm 1938, sau một thời gian sinh hoạt trong chi bộ ghép Long Linh Ngoại (Thiệu Hóa) - Ngọc Vực (Yên Định), các đảng viên làng Long Linh Ngoại đã tổ chức một cuộc họp tại nhà đồng chí Ngô Xuân Nghiêm thành lập chi bộ độc lập gồm 5 đồng chí. Đồng chí Trịnh Khắc Sản làm Bí thư chi bộ; ngay sau khi thành lập, chi bộ đã đề ra các nhiệm vụ tiếp tục phát triển mở rộng “Hội tương tế ái hữu” và các tổ chức quần chúng; phát động phong trào hành động cách mạng mạnh mẽ thông qua đó để bồi dưỡng kết nạp đảng viên. Chi bộ đã phân công trách nhiệm cụ thể cho từng đảng viên trong công tác lãnh đạo phong trào.
Sự ra đời của chi bộ ghép Phong Cốc - Thuần Hậu - Xá Lê - Ngọc Trung và chi bộ Long Linh Ngoại đã làm cho năng lực lãnh đạo và tổ chức của Đảng ở Thiệu Hóa nâng lên một bước mới. Đến thời gian này, Thiệu Hóa đã có 6 chi bộ, trong đó có 1 chi bộ ghép. Lực lượng lãnh đạo được tăng cường, phong trào đấu tranh ở địa phương càng vươn lên mạnh mẽ. Từ giữa năm 1938, phong trào đấu tranh đòi khất thuế, giảm thuế và chống dự án thuế mới bùng lên khắp nơi trên địa bàn Thiệu Hóa. Ngay sau phong trào đòi khất thuế, giảm thuế, nhân dân Thiệu Hóa đã đấu tranh chống "dự án thuế mới" do chính quyền thống trị đề ra nhằm tăng cường bóc lột nhân dân ta. Hàng loạt các cuộc mít tinh, biểu tình liên tiếp nổ ra, hàng chục bản kiến nghị với nhiều chữ ký phản đối "dự án thuế mới" gửi cho khâm sứ Trung Kỳ, Viện dân biểu Trung Kỳ và Toàn quyền Đông Dương. Phong trào chống "dự án thuế mới" trở thành cao trào đấu tranh cách mạng, góp phần gây áp lực hậu thuẫn cho Viện dân biểu Trung Kỳ bác bỏ "dự án thuế mới" của chính quyền thuộc địa trong phiên họp ngày 12 tháng 9 năm 1938. Bên cạnh các hình thức đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ, trong các làng, tổng của Thiệu Hóa đã xuất hiện các cuộc đấu tranh nhằm vào bọn tay sai trong chính quyền cơ sở của địch.
Cuối năm 1938, đầu năm 1939, thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy Thanh Hóa, các chi bộ Đảng ở Thiệu Hóa đã tiến hành vận động nhân dân đòi thực hiện phổ thông đầu phiếu, qua đó bố trí đưa cán bộ và quần chúng tích cực, tiến bộ vào nắm giữ các vai trò quan trọng trong "Hội đồng hương chính". Ở Yên Lộ, "Hội đồng hương chính" làng được thành lập đặt dưới sự chỉ đạo của chi bộ Đảng. Hội đồng gồm 15 người chia làm 5 tiểu ban: tuyên truyền giáo dục; vệ nông, giao thông cầu cống; kinh tế tài chính; trật tự trị an, tư pháp; lao động và kiến thiết nông thôn, do đồng chí Hoàng Văn Quế làm trưởng ban. Hội đồng hương chính Yên Lộ đã nắm các quyền điều hành mọi hoạt động chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của làng, theo đường lối của Mặt trận dân chủ. Bọn thống trị buộc phải thừa nhận Hội đồng này là hợp pháp. Sau Yên Lộ, chi bộ Ngô Xá Hạ đã vận động đưa những hội viên Hội tương tế ái hữu tham gia "Ngũ hương" (hương bạ, hương bản, hương kiểm, hương mục, hương dịch), tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện những chủ trương của Mặt trận Dân chủ. Ở tổng Thử Cốc, sau cuộc bầu cử Hội đồng hương chính, hầu hết các chức vụ trong Hội đồng ở các làng đều do quần chúng có cảm tình với cách mạng nắm giữ. Việc đưa người vào Hội đồng hương chính là sự vận dụng sáng tạo đường lối của Đảng vào thực tế địa phương, tạo điều kiện cho quần chúng tập dượt trong việc quản lý chính quyền ở cơ sở.
Đến đầu năm 1939, phong trào cách mạng ở Thiệu Hóa đã có những phát triển rất mạnh mẽ... Cơ sở đảng, tổ chức quần chúng ngày càng được tăng cường. Tuy nhiên, phong trào ở địa phương cho đến thời gian này vẫn theo 6 đầu mối chỉ đạo khác nhau. Đó là các chi bộ Yên Lộ, Ngô Xá Thượng, Ngô Xá Hạ, Mao Xá - Cựu Thôn, Long Linh và chi bộ Phong Cốc - Thuần Hậu - Xá Lê - Ngọc Trung. Tình hình trên đã gây nên những khó khăn cho sự phát triển đồng đều của phong trào cách mạng trong phủ. Để thống nhất chỉ đạo phong trào cách mạng của địa phương, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ, Hội nghị đại biểu Đảng bộ Thiệu Hóa được triệu tập tại nhà ông Hoàng Văn Lục, làng Yên Lộ, vào ngày 20 tháng 4 năm 1939. Dự Hội nghị có các đồng chí Hoàng Văn Quế, Hoàng Văn Đài, Ngô Ngọc Toản, Trịnh Ngọc Điệt, Lê Huy Toán, Ngô Đức. Sau khi xem xét tình hình chung và địa phương, Hội nghị đề ra những nhiệm vụ cần kíp: lãnh đạo quần chúng đấu tranh, củng cố tổ chức Đảng, Hội nghị bầu ra Ban Chấp hành Đảng bộ phủ gồm 3 đồng chí Hoàng Văn Quế, Ngô Ngọc Toản, Hoàng Văn Đài, do đồng chí Hoàng Văn Quế làm Bí thư. Đây là cơ quan lãnh đạo cấp phủ, huyện đầu tiên của Đảng bộ Thanh Hóa. Hội nghị cũng bầu đại biểu đi dự Đại hội Đảng bộ tỉnh gồm các đồng (Ngô Ngọc Toản, Ngô Đức và Lê Huy Toán).
Sự ra đời của Phủ ủy (Đảng bộ) Thiệu Hóa đã đánh dấu bước tiến bộ vượt bậc của phong trào cách mạng ở địa phương. Sau Phủ ủy ra đời, các đảng viên ở Thiệu Hóa càng đẩy mạnh xây dựng, củng cố tổ chức Đảng, các đoàn thể quần chúng, lãnh đạo nhân dân đấu tranh. Trần Ngọc Tùng. PTP Văn hóa và Thông tin huyện Thiệu Hóa