Trích: Chương trình hành động về việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025
Ngày 10/11/2020, Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành Chương trình hành động số 05- CTr/HU về việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XX,nhiệm kỳ 2020 - 2025, Bản tin nội bộ huyện trích đăng nội dung của Chương trình hành động như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Cụ thể hóa những nội dung cơ bản của Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XX đến cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và Nhân dân trong toàn huyện.
- Xác định nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện, đưa Nghị quyết Đại hội vào cuộc sống.
2. Yêu cầu
Thực hiện tốt nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu đã xác định trong Nghị quyết. Phân công, phân cấp tổ chức thực hiện cụ thể rõ người, rõ việc, đúng tiến độ. Đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị; tập trung giải quyết, khắc phục sớm những hạn chế, yếu kém đã chỉ ra nhiệm kỳ vừa qua.
II. MỤC TIÊU
- Hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu Đại hội đề ra.
- Phấn đấu đến năm 2025 đạt huyện khá, đến năm 2030 đứng trong nhóm các huyện dẫn đầu của tỉnh.
III. NỘI DUNG
1. Về lãnh đạo xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình trọng tâm và khâu đột phá.
UBND huyện chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị khẩn trương xây dựng đề án, kế hoạch trình Ban chấp hành đảng bộ huyện ban hành nghị quyết về các chương trình trọng tâm và các khâu đột phá mà nghị quyết đã đề ra, gồm: Chương trình phát triển Nông nghiệp sạch, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao theo chuỗi giá trị, có giá trị gia tăng cao gắn với xây dựng Nông thôn mới nâng cao; Chương trình phát triển công nghiệp gắn với phát triển đô thị và nghị quyết về các khâu đột phá, gồm: Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, trọng tâm là xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp và hạ tầng đô thị; cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, trọng tâm là giải phóng mặt bằng, cải cách hành chính thuộc thẩm quyền của huyện.
Ban Tổ chức Huyện ủy xây dựng đề án trình Ban chấp hành ban hành nghị quyết về xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, trọng tâm là công tác cán bộ và hệ thống chính trị ở cơ sở.
Sau khi có nghị quyết của Ban chấp hành đảng bộ huyện, UBND huyện, Ban Tổ chức Huyện ủy xây dựng kế hoạch hành động, cụ thể hóa các nội dung, hướng dẫn các ban, ngành, cơ sở, đơn vị để lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, định kỳ đánh giá tình hình thực hiện, báo cáo Ban Thường vụ, Ban chấp hành đảng bộ huyện.
2. Về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh
2.1. Chỉ đạo rà soát công tác quy hoạch và đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng quy hoạch vùng huyện đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2070; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện giai đoạn 2021 - 2030; quy hoạch chung thị trấn Thiệu Hóa đến năm 2030, đề nghị tỉnh cho xây dựng quy hoạch thị trấn Thiệu Giang. Thực hiện nghiêm việc công bố, công khai các đồ án quy hoạch đã được phê duyệt.
Tập trung nguồn lực thực hiện quy hoạch các thị trấn đã được phê duyệt, trọng tâm là thị trấn Thiệu Hóa, ưu tiên xây dựng mới một số tuyến đường kết nối tại thị trấn Thiệu Hóa; xin chủ trương chuyển trụ sở các cơ quan hành chính ra vị trí quy hoạch mới theo quy hoạch số 1872 ngày 05/6/2013 của UBND tỉnh. Tiếp tục tăng cường công tác quản lý quy hoạch, nhất là ở thị trấn, không để doanh nghiệp, người dân lấn chiếm chỉ giới xây dựng. Tiếp tục quan tâm chỉnh trang thị trấn Thiệu Hóa theo hướng xanh, sạch, văn minh.
2.2. Tập trung phát triển kinh tế với tốc độ cao, bền vững; nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm sản xuất trên địa bàn huyện
2.2.1. Nông nghiệp
- Triển khai có hiệu quả cơ chế, chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung ruộng đất theo tinh thần Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 11/01/2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVIII và tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/HU ngày 30/8/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện. Phát triển trồng trọt theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, hiện đại, bền vững, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị; xây dựng, phát triển vùng chuyên canh hàng hóa chất lượng cao, quy mô lớn đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Đến năm 2025, có từ 650 ha đất trồng trọt thực hiện sản xuất ứng dụng công nghệ cao, tập trung vào cây lúa, rau, dưa, hoa, cây ăn quả, cây dược liệu, cây thức ăn chăn nuôi...
- Phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại tập trung, ứng dụng công nghệ cao theo chuỗi giá trị.
- Tiếp tục triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới, phấn đấu tỷ lệ số xã đạt nông thôn mới đến năm 2021 đạt 100%, đến năm 2025 có 50% xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao; 16,6% xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu. Tiếp tục huy động các nguồn lực để đẩy mạnh chương trình xây dựng Nông thôn mới, tập trung đầu tư nguồn lực cho các xã, thôn khó khăn, bảo đảm thiết thực, hiệu quả bền vững. Tập trung chỉ đạo thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp, giao thông, các thiết chế văn hóa. Chỉnh trang khu vực nông thôn theo hướng xanh, sạch, đẹp, giữ gìn và phát huy các truyền thống văn hóa tốt đẹp của làng quê nông thôn.
2.2.2. Công nghiệp - Xây dựng
- Phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng giai đoạn 2021-2025 đạt 18%/năm. Tập trung xây dựng và thu hút các nhà đầu tư vào cụm công nghiệp Thiệu Phú, cụm công nghiệp thị trấn Thiệu Hóa, xã Thiệu Giang và xã Minh Tâm nhằm hoàn thành chỉ tiêu phát triển doanh nghiệp hằng năm, cải thiện tăng nguồn thu ngân sách thường xuyên tại địa bàn.
- Đẩy mạnh thu hút đầu tư, mở rộng sản xuất các ngành công nghiệp mà huyện có lợi thế, như: Đúc đồng, gang, may mặc, giầy da, chế biến vật liệu xây dựng; tiếp tục tạo điều kiện để triển khai dự án Nhà máy chế biến nông sản công nghệ cao sớm đi vào hoạt động. Nâng cao chất lượng hoạt động làng nghề đúc đồng Thiệu Trung; bổ sung các ngành nghề mới vào cụm làng nghề Ươm tơ dệt nhiễu Hồng Đô, thị trấn Thiệu Hóa. Hỗ trợ các nhà đầu tư sớm đầu tư thực hiện các dự án được tỉnh chấp thuận, trong đó quan tâm xây dựng các siêu thị, trung tâm thương mại, chợ tại thị trấn Thiệu Hóa.
- Tập trung huy động mọi nguồn lực tiếp tục đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội như: Điện, giao thông, thuỷ lợi, trường học, cơ sở y tế, công sở, công trình công cộng. Ưu tiên phát triển hạ tầng đô thị, phấn đấu đến năm 2025 có 100% đường liên thôn, liên xã được nâng cấp, mở rộng; nâng cấp các công trình thủy lợi đầu mối tưới, tiêu; hoàn thành kiên cố hoá kênh mương nội đồng; nâng cấp Nhà máy nước sạch xã Tân Châu; có thêm 2 nhà máy nước sạch tại các xã Thiệu Hợp, Thiệu Phúc đi vào hoạt động. UBND huyện xây dựng đề án trình Ban Chấp hành đảng bộ huyện ban hành Nghị quyết về xây dựng và phát triển thị trấn Thiệu Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
2.2.3. Dịch vụ
- Phấn đấu giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng hàng năm đạt 17,2%. Sớm triển khai đầu tư xây dựng trung tâm thương mại, siêu thị, chợ tại thị trấn Thiệu Hóa; các xã Minh Tâm, Thiệu Phú, Thiệu Long, Thiệu Trung, Thiệu Vận, Thiệu Hợp. Triển khai xây dựng các chợ theo quy hoạch: Chợ đầu mối nông sản, thủy sản, giết mổ tập trung. Tạo điều kiện để Nhân dân đầu tư và thu hút đầu tư phát triển hệ thống kho bãi, dịch vụ vận tải dọc Quốc lộ 45, đường Kênh Nam thị trấn Thiệu Hóa đi xã Thiệu Ngọc, chú trọng đưa các dịch vụ công nghệ cao vào địa bàn.
- Quan tâm tạo điều kiện để hình thành và phát triển dịch vụ du lịch, các dịch vụ vui chơi giải trí lành mạnh; nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống, cung ứng các nhu cầu hàng ngày phục vụ sản xuất và đời sống Nhân dân, đẩy mạnh việc sản xuất và lưu thông hàng hóa trên địa bàn huyện.
- Quảng bá thương hiệu các sản phẩm có thế mạnh của huyện như: trống Đồng, đồ đồng mỹ nghệ Thiệu Trung; tơ nhiễu Hồng Đô, nem, giò, chả Thiệu Đô; bánh đa, đa nem Thiệu Châu, các sản phẩm nông nghiệp…
- Ban chấp hành đảng bộ huyện ban hành nghị quyết về phát triển Du lịch đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trước mắt, tích cực đấu mối với các ngành liên quan của tỉnh và các doanh nghiệp dịch vụ du lịch lựa chọn xác định một số điểm du lịch trên địa bàn huyện vào lộ trình tour du lịch Thanh Hóa, như: Núi Đọ; làng nghề đúc đồng Thiệu Trung - đền thờ Nhà sử học Lê Văn Hưu - Chùa Hương Nghiêm; đền thờ Nguyễn Quán Nho - đền thờ Đinh Lễ…
2.2.4. Tài chính, ngân sách
- Phấn đấu tỷ lệ tăng thu ngân sách hàng năm 10%.
- Tăng cường công tác quản lý chi ngân sách, đảm bảo theo đúng dự toán, đúng Luật Ngân sách.
- Tích cực huy động vốn tại địa phương, tranh thủ nguồn vốn đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn cho các thành phần kinh kế và thực hiện các chính sách xã hội với chất lượng, hiệu quả sử dụng vốn ngày càng được nâng lên. Quản lý tốt các nguồn thu từ xã hội hóa, đảm bảo phát huy dân chủ, công khai, giữ vững ổn định tình hình cơ sở.
2.2.5. Tài nguyên và môi trường
- Hàng năm, xây dựng kế hoạch sử dụng đất, thực hiện việc quản lý, sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch. Thi hành nghiêm Luật Đất đai, Luật Khoáng sản và Luật Bảo vệ môi trường. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, đề ra các biện pháp hiệu quả để giải quyết các tồn đọng về đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân theo qui định.
Tình hình kinh tế - xã hội:Lãnh đạo, chỉ đạo các xã, thị trấn thu hoạch vụ mùa, năng suất lúa bình quân đạt 59,6 tạ/ha; vận động nhân dân tích cực sản xuất vụ đông, toàn huyện đã gieo trồng được 1.602 ha, đạt 69,7% so với kế hoạch; thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Giá trị sản thủy sản ước đạt 4,8 tỷ đồng, tăng 5,7% so với cùng kỳ; chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2020. Đến nay, huyện có 23/24 xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới; tích cực chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 139,89 tỉ đồng, tăng 12,7% cùng kỳ; thành lập mới 6 doanh nghiệp, nâng số doanh nghiệp được thành lập mới lên 37 doanh nghiệp, đạt 74% so với chỉ tiêu tỉnh giao. Thu ngân sách nhà nước ước đạt 32,96 tỉ đồng; chi ngân sách đảm bảo theo dự toán, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ. Tập trung chỉ đạo giải quyết các vướng mắc trong giải phóng mặt bằng thực hiện dự án đường cao tốc Bắc - Nam qua huyện. Giao đất tái định cư các hộ bị ảnh hưởng dự án tuyến đường cao tốc Bắc - Nam xã Tân Châu. Đấu giá cấp quyền sử dụng đất tại xã Thiệu Nguyên. Hướng dẫn xử lý ô nhiễm môi trường, phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm.
Chỉ đạo ngành Giáo dục và Đào tạo tổ chức thi học sinh giỏi các môn văn hóa lớp 9, tiếp tục chỉ đạo các nhà trường xây dựng trường học đạt chuẩn Quốc gia. Tập trung thông tin tuyên truyền Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025. Hướng dẫn các đơn vị thực hiện các tiêu chí thôn văn hóa, xã văn hóa nông thôn mới, đô thị văn minh. Công tác y tế dự phòng được tăng cường, không phát sinh bệnh dịch mới; Tiếp tục triển khai nhóm đối tượng có quan hệ lao động ảnh hưởng dịch Covid-19, phê duyệt hỗ trợ 172 người là hộ kinh doanh; 72 lao động chấm dứt hợp đồng không đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp; 2.988 lao động không có giao kết hợp đồng với kinh phí 3,07 tỉ đồng.
Công tác quốc phòng - an ninh, nội chính: Duy trì nghiêm chế độ trực chỉ huy, trực ban, trực chiến, tuần tra, canh gác, bảo đảm an toàn. Thường xuyên theo dõi nắm tình hình địa bàn, không để bị động, bất ngờ. Tổ chức tổng kết công tác tuyển quân năm 2020, triển khai kế hoạch công tác tuyển quân năm 2021. Đẩy mạnh công tác đấu tranh, trấn áp tội phạm và phòng chống tệ nạn xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông trên địa bàn huyện. Phối hợp thực hiện tốt các hoạt động trong lĩnh vực tư pháp, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án dân sự đảm bảo đúng các quy định của pháp luật và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân. Duy trì nền nếp việc tiếp dân theo quy định của pháp luật; thực hiện tốt công tác đối thoại trực tiếp với công dân trong giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể: Lãnh đạo, chỉ đạo tuyên truyền, triển khai các Chỉ thị, Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, của tỉnh và huyện… Ban Chấp hành Đảng bộ huyện tổ chức Hội nghị lần thứ II để đánh giá tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị 9 tháng, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2020; cho ý kiến về Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện; Quy chế làm việc của Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy; Chương trình công tác toàn khóa của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện; Chương trình công tác kiểm tra, giám sát của Ban Thường vụ Huyện ủy; Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa XX, nhiệm kỳ 2020-2025.
Tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền làm tốt công tác bố trí, sắp xếp cán bộ sau đại hội. Lãnh đạo, chỉ đạo công tác rà soát trong tuyển dụng công chức cấp huyện theo Kết luận 71-KL/TW của Ban Bí thư. Triển khai, hướng dẫn, tổ chức các hoạt động tuyên truyền kỉ niệm các ngày truyền thống của các ban Đảng, các đoàn thể, đẩy mạnh tuyên truyền chào mừng Đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Phối hợp với trường Chính trị tỉnh khai giảng và bế giảng 2 lớp trung cấp lý luận Chính trị - Hành chính hệ không tập trung tại Trung tâm Chính trị huyện. Tổ chức khai giảng 2 lớp bí thư chi bộ thôn, tiểu khu. Đôn đốc cơ sở Đảng xem xét kết nạp Đảng để nâng cao tỷ lệ kết nạp Đảng viên; thực hiện tốt công tác chính sách cán bộ, bảo vệ chính trị nội bộ.
Lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra việc thực hiện chương trình công tác kiểm tra, giám sát năm 2020; Giám sát thường xuyên việc xây dựng và ban hành quy chế làm việc, chương trình công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy và UBKT đảng ủy cơ sở. Lãnh đạo, chỉ đạo Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy, phòng Nội vụ, Thanh tra huyện tập trung giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và báo chí đối với việc xét duyệt và hưởng các chế độ chính sách hộ nghèo, hộ cận nghèo. Chỉ đạo tập trung giải quyết đơn thư, kiến nghị ngay tại cơ sở đảm bảo nguyên tắc, quy trình, thời gian theo quy định.
Tập trung nắm bắt tình hình, tâm tư nguyện vọng của cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân, tình hình tôn giáo trên địa bàn huyện. Lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, thành lập đoàn kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ XDCS và thực hiện QCDC đối với các đảng ủy, chi ủy năm 2020. Tập trung nhân rộng mô hình điểm “Dân vận khéo trong sản xuất rau an toàn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm” ; “Dân vận khéo trong vận động nhân dân xây dựng chợ Hậu Hiền, xã Minh Tâm đảm bảo VSATTP”.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tăng cường nắm bắt tình hình tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị, đề xuất của đoàn viên, hội viên và nhân dân; Phối hợp giám sát việc giải phóng mặt bằng đường cao tốc Bắc - Nam đoạn qua xã Tân Châu. Hướng dẫn lấy ý kiến đánh giá sự hài lòng của người dân về các tiêu chí xây dựng nông thôn mới cấp huyện. Triển khai hướng dẫn đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trên địa bàn huyện. Tổ chức phát động tháng cao điểm “Vì người nghèo”; vận động quyên góp ủng hộ đồng bào Miền Trung lũ lụt, kết quả bước đầu toàn huyện đã kêu gọi quyên góp được 1,3 tỷ đồng và chuyển về UBMTTQ tỉnh Thanh Hóa.
Trịnh Văn Đệ - HUV, Chánh Văn phòng Huyện ủy
Hội nghị công bố Quyết định
của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ
Sáng ngày 20/11/2020, tại huyện Thiệu Hóa, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ. Dự hội nghị có các đồng chí Lại Thế Nguyên - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, lãnh đạo, cán bộ Ban Tổ chức Tỉnh ủy, UBKT Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy; đồng chí Nguyễn Văn Biện - Bí thư Huyện ủy, đồng chí Trịnh Văn Súy - Phó Bí thư, Chủ tịch UBND huyện; các đồng chí trong Ban Thường vụ Huyện ủy; các đồng chí cán bộ chủ chốt của huyện và cơ sở thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý.
Tại buổi Lễ, đồng chí Lại Thế Nguyên đã trao Quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc cho thôi giữ chức Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy và Quyết định chuẩn y kết quả bầu cử chức vụ Phó chủ nhiệm Ủy Ban Kiểm tra Tỉnh ủy đối với đồng chí Đỗ Thị Toán.
Trước đó, tháng 4/2018, Ban Thường vụ Tỉnh ủy điều động, chỉ định đồng chí Đỗ Thị Toán, thôi giữ chức Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy để tham gia Ban chấp hành, Ban Thường vụ Huyện ủy Thiệu Hóa; giữ chức vụ Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thiệu Hóa, nhiệm kỳ 2015 - 2020. Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Thiệu Hóa lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025, đồng chí Đỗ Thị Toán tiếp tục được bầu tái cử Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thiệu Hóa. Tại Đại Hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, đồng chí được bầu là Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, nhiệm kỳ 2020-2025, được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh bầu giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy.
Chúc mừng đồng chí Đỗ Thị Toán, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lại Thế Nguyên nhấn mạnh: Đồng chí Đỗ Thị Toán là cán bộ được đào tạo cơ bản, trong nguồn quy hoạch cán bộ của tỉnh, có kinh nghiệm thực tiễn, quá trình công tác, với cương vị là Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, đồng chí đã cùng Ban Thường vụ Huyện ủy lãnh đạo nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh. Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy mong muốn đồng chí Đỗ Thị Toán trên cương vị công tác mới cần tiếp tục phấn đấu rèn luyện, phát huy ưu điểm, nhanh chóng tiếp cận công việc mới, nỗ lực vượt qua khó khăn để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Đỗ Thị Toán cảm ơn Đảng bộ và nhân dân huyện Thiệu Hóa đã giúp đỡ, tạo điều kiện để đồng chí hoàn thành trọng trách, nhiệm vụ mà Ban Thường vụ Tỉnh ủy giao. Chúc toàn thể cán bộ và nhân dân trong huyện luôn đoàn kết, giữ vững và phát huy hơn nữa những thành tích đã đạt được trong những năm qua để từng bước đưa phong trào chung của huyện ngày càng phát triển; vinh dự và tự hào khi nhận nhiệm vụ mới, đồng chí Đỗ Thị Toán mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Tỉnh ủy, các Ban, ngành để đồng chí hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Thanh Mai
Mở lớp bồi dưỡng lý luận và nghiệp vụ
công tác đảng cho Bí thư chi bộ thôn, tiểu khu năm 2020
Thực hiện Quyết định số 41 - QĐ/HU ngày 22/10/2020 của Ban Thường vụ Huyện ủy về việc mở lớp bồi dưỡng lý luận và nghiệp vụ công tác đảng cho Bí thư chi bộ thôn, tiểu khu của các xã, thị trấn. Trung tâm Chính trị huyện phối hợp với các ban xây dựng Đảng mở 02 lớp bồi dưỡng lý luận và nghiệp vụ công tác đảng, từ ngày 11/11 đến 18/11/2020, thời gian mỗi lớp 3 ngày, với tổng số 167 học viên là bí thư chi bộ, trưởng thôn, tiểu khu của các xã, thị trấn trong toàn huyện.
Trong thời gian tham gia lớp học các học viên được học tập, nghiên cứu những nội dung về tổ chức cơ sở đảng và nhiệm vụ của chi ủy, bí thư chi bộ; công tác tư tưởng và công tác tổ chức của chi bộ, đảng bộ cơ sở; công tác dân vận và công tác kiểm tra, giám sát, khen thưởng, kỷ luật của chi bộ, đảng bộ cơ sở; công tác đảng của chi ủy viên và bí thư chi bộ trong nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước ở địa phương, bảo đảm quyền tự do, dân chủ, tuân thủ pháp luật của người dân trong phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng đảng về đạo đức; phòng chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên ở cơ sở.
Thông qua lớp bồi dưỡng giúp cho các học viên là Bí thư chi bộ, trưởng thôn, tiểu khu nắm vững những kiến thức cơ bản về chức năng, nhiệm vụ và phương thức lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng ở cơ sở; nâng cao nhận thức về vị trí, tầm quan trọng, nội dung và phương thức tiến hành công tác tư tưởng, công tác tổ chức, công tác kiểm tra, giám sát, khen thưởng, kỷ luật và công tác dân vận của chi bộ, đảng bộ cơ sở trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời cũng trang bị kỹ năng, nghiệp vụ, phương pháp công tác đảng cho bí thư chi bộ trên một số lĩnh vực quan trọng, như: trong thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục; xây dựng, văn hóa, con người; bảo vệ tài nguyên môi trường ở cơ sở; trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước ở địa phương; trong việc tuân thủ pháp luật của người dân trong phát triển kinh tế - xã hội; trong phòng chống “tự diễn biến” ,”tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên ở cơ sở. Góp phần xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng trong thời kỳ mới.
Kết thúc lớp học, học viên đã tham gia viết bài thu hoạch cuối khóa, 100% bài đạt yêu cầu, trong đó 40% đạt khá giỏi và 60% đạt trung bình.
Nguyễn Thị Hà
Lễ bế giảng lớp Trung cấp LLCT - HC, khóa 2019-2020 & Khai giảng lớp Trung cấp LLCT - HC, khóa 2020-2021.
Sáng ngày 11/11/2020, Trường Chính trị tỉnh phối hợp với Huyện ủy Thiệu Hóa tổ chức Lễ bế giảng lớp Trung cấp lý luận chính trị - hành chính, khóa học 2019-2020.
Về dự buổi Lễ có Tiến sĩ Lương Trọng Thành -TUV, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh, đại diện các khoa, phòng của Trường Chính trị tỉnh; đồng chí Nguyễn Văn Biện - Bí thư Huyện ủy, các đồng chí trong BTV Huyện ủy cùng 66 học viên khóa học 2019-2020
Thực hiện Quyết định số 2929-QĐ/TU ngày 03/5/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về việc mở lớp Trung cấp Lý luận chính trị - Hành chính không tập trung cho cán bộ, đảng viên huyện Thiệu Hoá năm 2019; Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với Huyện ủy huyện Thiệu Hoá tích cực chuẩn bị các điều kiện, thực hiện công tác tuyển sinh, mở lớp. Lớp học khai giảng ngày 14/6/2019, sau hơn một năm tổ chức giảng dạy, học tập, đến nay khóa học đã hoàn thành nội dung chương trình và kế hoạch đào tạo.
Từ kết quả học tập, rèn luyện của học viên, nhà trường đã xét công nhận và cấp bằng tốt nghiệp Trung cấp Lý luận Chính trị - Hành chính cho 66/66 học viên, trong đó: loại giỏi: 23 học viên đạt 34,8%; loại khá: 43 học viên đạt 65,2%; khen thưởng 7 học viên. Phát biểu tại Lễ bế giảng, tiến sĩ Lương Trọng Thành -TUV, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh và đồng chí Nguyễn Văn Biện - Bí thư Huyện ủy đã biểu dương và chúc mừng kết quả học tập của các học viên. Qua đó, tạo chuyển biến về nhận thức, nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở và dự nguồn của huyện, từng bước chuẩn hóa các chức danh lãnh đạo, quản lý cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị và cơ sở.
Cũng trong buổi sáng cùng ngày, Trường Chính trị tỉnh đã tổ chức khai giảng lớp Trung cấp Lý luận Chính trị - Hành chính hệ không tập trung, khóa học 2020 - 2021. Về dự buổi Lễ có tiến sĩ Lương Trọng Thành -TUV, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh, đại diện các khoa, phòng của Trường Chính trị tỉnh; đồng chí Nguyễn Văn Biện - Bí thư Huyện ủy, các đồng chí trong BTV Huyện ủy cùng 80 học viên khóa học 2020-2021. Theo đó, nội dung chương trình đào tạo của lớp học thực hiện theo 6 phần học, với 10 môn học.
Phát biểu tại Lễ khai giảng, đồng chí Lương Trọng Thành - TUV, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh và đồng chí Nguyễn Văn Biện, Bí thư Huyện ủy nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác đào tạo trình độ Lý luận chính trị - Hành chính cho đội ngũ cán bộ, đảng viên; để khóa học đạt kết quả cao, cần thực hiện tốt phương châm đào tạo “Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn”; thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo tinh thần 3 tăng: tăng chủ động - tăng đối thoại - tăng xử lý tình huống; 3 giảm: giảm thụ động - giảm độc thoại - giảm lý thuyết. Đồng chí đề nghị học viên cần nêu cao ý thức trách nhiệm khi tham gia học tập; nghiêm túc chấp hành nội quy, quy chế đào tạo; có phương pháp học tập tốt. Từ đó, học viên vận dụng kiến thức đã học vào công tác chuyên môn nghiệp vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ ở cơ quan, đơn vị.
Lê Trình – GV TTCT huyện
Xã Thiệu Giao và xã Thiệu Quang đón nhận
danh hiệu xã đạt chuẩn Nông Thôn Mới
Sáng ngày 31/10/2020, Đảng ủy - HĐND,UBND, UBMTTQ xã Thiệu Giao đã long trọng tổ chức buổi Lễ đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn Nông thôn mới. Về dự có đồng chí Lê Quang Hùng - UVBTV, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy; lãnh đạo một số ban ngành cấp tỉnh; đại diện Văn phòng xây dựng NTM tỉnh; về phía huyện có các đồng chí Nguyễn Văn Biện - Bí thư Huyện ủy; Đỗ Thị Toán - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy; Trịnh Văn Súy - Phó Bí thư - Chủ tịch UBND huyện; Các đồng chí lãnh đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ các ban, ngành, đoàn thể cấp huyện và cán bộ, nhân dân xã nhà.
Năm 2011, cùng với các địa phương khác trong huyện, trong tỉnh, xã Thiệu Giao xây dựng Nông thôn trong điều kiện vô cùng khó khăn. Nhưng sau 9 năm xây dựng NTM, năm 2019 xã Thiệu Giao về đích trước một năm so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2015-2020 đề ra. Quan điểm chỉ đạo xuyên suốt trong quá trình xây dựng NTM ở xã Thiệu Giao là để nâng cao thu nhập cho người dân, đảm bảo ổn định đời sống. Với tinh thần đó, Đảng ủy xã đã tập trung lãnh đạo phát triển kinh tế, vận động nông dân tích cực chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. MTTQ các đoàn thể đã tuyên truyền đến đoàn viên, hội viên gắn với phần việc công trình để các chi hội tham gia như: MTTQ xóa nhà dột nát, Hội Nông dân đảm nhận đoạn đường tự quản và xây dựng thùng thu gom vỏ thuốc bảo vệ thực vật ngoài cánh đồng, Hội Phụ nữ đảm nhận đoạn đường tự quản và trồng hoa thay thế cỏ dại, Hội CCB đảm nhận chỉnh trang nhà văn hóa các thôn xanh sạch đẹp...
Đến nay, tổng nguồn vốn đầu tư cho xây dựng NTM của xã Thiệu Giao là hơn 283 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp xây dựng, chỉnh trang nhà cửa trên 181 tỷ đồng, con em xa quê đóng góp hơn 22 tỷ đồng. Từ nguồn lực huy động, chính quyền và nhân dân xã Thiệu Giao đã kiên cố và xây dựng mới gần 26 km đường giao thông các loại; xây mới trạm y tế, sửa chữa, nâng cấp 3 trường học trong xã. Sân vận động thể thao xã với diện tích gần 12.000m2 cùng chợ nông thôn cũng được xây dựng mới khang trang. Các tầng lớp nhân dân trong xã sửa chữa 73 nhà, xây mới 203 ngôi nhà kiên cố... Hết năm 2019 thu nhập bình quân đạt 41 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,61%.
Xã Thiệu Giao hoàn thành 19/19 tiêu chí, được Chủ tịch UBND tỉnh quyết định công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới thể hiện sự nỗ lực cố gắng của Đảng bộ và nhân dân trong xã. Trong thời gian tới Thiệu Giao tiếp tục phát huy truyền thống quê hương, đoàn kết, dân chủ, khắc phục khó khăn; tiếp tục động viên các tầng lớp nhân dân trong xã và con em xa quê tham gia hưởng ứng xây dựng các tiêu chí đảm bảo bền vững, tiến tới xây dựng NTM nâng cao và kiểu mẫu trong thời gian tới.
Sáng ngày 08/11/2020, xã Thiệu Quang đã long trọng đón nhận danh hiệu Nông thôn mới. Về dự chung vui với Đảng bộ và nhân dân xã Thiệu Quang, có đại diện Văn phòng Điều phối NTM tỉnh, đại diện các sở, ban, ngành cấp tỉnh; về phía lãnh đạo huyện có đồng chí Bí thư Huyện ủy, các đồng chí trong Ban Thường vụ Huyện ủy, Văn Phòng điều phối Nông thôn mới huyện, các phòng, ban, ngành trong huyện; các đồng chí Đảng ủy, Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND, MTTQ, các đoàn thể trong xã, các đồng chí cấp ủy, trưởng thôn, đại diện đảng viên trên địa bàn xã và đại diện con em quê hương đang công tác trong và ngoài huyện về dự chung vui với Đảng bộ và nhân dân trong xã.
Tại buổi Lễ, đồng chí Bí thư Đảng ủy, Trưởng ban chỉ đạo xây dựng NTM đã trình bày báo cáo tổng kết, báo cáo khẳng định: Sau gần 10 năm triển khai, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, sự quan tâm chỉ đạo của cấp trên, đăc biệt là sự đồng thuận cao của nhân dân, xã đã làm tốt công tác tuyên truyền vận động, huy động nguồn lực của nhân dân, khai thác các nguồn vốn với tổng kinh phí đã đầu tư xây dựng là 145,72 tỷ đồng cho xây dựng Nông thôn mới. Kết quả đã xây dựng, nâng cấp 13,75 km đường giao thông nông thôn và đường nội đồng; xây dựng mới 02 phòng học chức năng, 04 phòng học, phòng làm việc, tu sửa, chỉnh trang cơ sở vật chất 3 nhà trường phổ thông trên địa bàn xã; xây dựng mới trạm y tế xã, khu công sở, Hội trường đa năng, sân thi đấu thể thao, tường rào với diện tích 1,3 ha; làm mới 03 nhà văn hóa thôn; tu sửa, nâng cấp 01 chợ đạt chuẩn chợ nông thôn mới; đầu tư, nâng cấp toàn bộ các tuyến rãnh thoát nước và làm nắp đậy trong các khu dân cư; xây mới và đầu tư nâng cấp 03 bãi chứa rác thải, 120 thùng chứa bao bì rác thải; làm mới, tu sửa 103 nhà ở dân cư vv…
Mức thu nhập bình quân đầu người đạt cuối năm 2019 đạt 40,3 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 2,55% (giảm 17,16% so với năm 2011); đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao. Đến tháng 12/2019, xã Thiệu Quang được Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định công nhận xã đạt 19/19 tiêu chí Nông thôn mới.
Phấn khởi trước những kết quả đã đạt được trong thời gian qua, khắc phục những hạn chế, xã Thiệu Quang đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, xây dựng các thôn trên địa bàn đạt tiêu chí Nông thôn mới và Nông thôn mới kiểu mẫu, xã đạt Nông thôn mới nâng cao, thu nhập bình quân đầu người đạt 60 triệu đồng/người/năm.
Hội nghị học tập, quán triệt, triển khai Nghị quyết
Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Sáng ngày 25/11/2020, Ban Thường vụ Huyện ủy tổ chức Hội nghị học tập, quán triệt, triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Hội nghị tổ chức theo hình thức trực tuyến từ điểm cầu Cơ quan Huyện ủy đến điểm cầu Hội trường lớn của huyện, phòng họp UBND huyện và điểm cầu hội trường, phòng họp của 25 xã, thị trấn. Thành phần mời dự hội nghị gồm các đồng chí BCH Đảng bộ huyện, tất cả các đảng viên, cán bộ trong toàn huyện.
Đồng chí Nguyễn Văn Biện - Bí thư Huyện ủy phát biểu khai mạc hội nghị, đồng thời triển khai các nội dung của Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Thiệu Hoá lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 – 2025 với các nội dung chính bao gồm: Đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIX, nhiệm kỳ 2015 - 2020; Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Đồng chí Trịnh Văn Suý - Phó Bí thư, Chủ tịch UBND huyện đã thông qua Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa XX thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thư XX, nhiệm kỳ 2020- 2025, đồng thời thông báo đến Đảng bộ về một số nhiệm vụ mới về qui hoạch và thực hiện qui hoạch vùng huyện, một số dự án đầu tư kết cấu hạ tầng, các dự án giao thông thuộc dự án đầu tư của tỉnh trên địa bàn huyện Thiệu Hóa.
Tiếp theo, đồng chí Nguyễn Duy Thứ - UVBTVHU- Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy đã thông qua Kế hoạch triển khai học tập, quán triệt Nghị quyết thời gian tới đối với các đồng chí đảng viên chưa dự họp trực tuyến và hướng dẫn viết bài thu hoạch Nghị quyết đến toàn bộ đảng viên trong toàn Đảng bộ.
Phát biểu kết luận và bế mạc Hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Biện - Bí thư Huyện uỷ yêu cầu: Sau Hội nghị học tập quán triệt Nghị quyết, các đồng chí cán bộ, đảng viên tiếp tục nghiên cứu, nắm vững nội dung chủ yếu của Nghị quyết, các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội quan trọng, các chương trình trọng tâm và các khâu đột phá. Căn cứ tình hình cụ thể của địa phương đơn vị mình để từ đó làm tốt công tác tuyên truyền đến cán bộ, đảng viên và nhân dân về nội dung của Nghị quyết, Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của BCH Đảng bộ huyện, công tác tuyên truyền phải sâu rộng, đạt hiệu quả cao, tạo sự đồng thuận của toàn dân trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết. Đối với các đồng chí đảng viên chưa được dự Hội nghị trực tuyến, yêu cầu cấp ủy các tổ chức cơ sở đảng tổ chức học tập, quán triệt, triển khai Nghị quyết tại đảng bộ, chi bộ mình đảm bảo theo Kế hoạch của Ban Thường vụ Huyện uỷ đã ban hành; MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội tổ chức quán triệt, triển khai, tuyên truyền nghị quyết sâu rộng đến đoàn viên, hội viên và nhân dân. Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp của Nghị quyết, các đảng bộ, chi bộ cơ sở, MTTQ, các đoàn thể trong huyện xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết, đảm bảo cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế, có tính khả thi thực hiện và tính chiến đấu cao. Các ban xây dựng đảng, căn cứ nhiệm vụ, chức năng được giao để hướng dẫn, chỉ đạo các đảng bộ, chi bộ cơ sở tổ chức thực hiện. Uỷ ban Kiểm tra Huyện uỷ kiểm tra công tác tổ chức thực hiện Nghị quyết tại các tổ chức cơ sở Đảng. Văn phòng Huyện uỷ tổng hợp báo cáo kết quả triển khai thực hiện của các đảng bộ, chi bộ cơ sở báo cáo Ban Thường vụ Huyện ủy.
Sau một buổi làm việc với tinh thần khẩn trương, trách nhiệm cao, Hội nghị triển khai học tập, quán triệt thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đã hoàn thành tốt các nội dung chương trình đề ra. Với kết quả Hội nghị học tập, khai nghị quyết Đại hội đảng bộ huyện lần thứ XX, cán bộ, đảng viên trong huyện ra sức thi đua phấn đấu đưa Nghị quyết vào cuộc sống, phấn đấu Thiệu Hóa trở thành huyện khá của tỉnh vào năm 2025 và tốp huyện dẫn đầu của tỉnh vào năm 2030.
Thanh Tuyên
HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
Tư tưởng Hồ Chí Minhvề đại đoàn kết dân tộc
Đại đoàn kết là chiến lược của cách mạng
Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, đại đoàn kết toàn dân tộc đã trở thành di sản vô giá, truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc ta. Tiếp tục phát huy truyền thống quý báu đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Không đoàn kết thì suy và mất. Có đoàn kết thì thịnh và còn. Chúng ta phải lấy đoàn kết mà xoay vần vận mệnh, giữ gìn dân tộc và bảo vệ nước nhà”. Vì thế, 8 chữ“Đoàn kết toàn dân, phụng sự Tổ quốc”là mục đích của Đảng và Đảng thực hiện “đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc”, “đoàn kết để xây dựng nước nhà”, cho nên phải “đoàn kết rộng rãi và lâu dài”, “đoàn kết rộng rãi, chặt chẽ, đồng thời phải củng cố”và “ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ”.
Khát vọng dân tộc được độc lập, tự do và thống nhất, nhân dân được sống ấm no, hạnh phúc là mẫu số chung, là điểm gốc để quy tụ tất cả mọi người dân Việt Nam vào khối đại đoàn kết dân tộc. Vì thế, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong một mặt trận thống nhất chính là để tập hợp và lãnh đạo quần chúng nhân dân thành một khối thống nhất về ý chí và hành động, tạo nên sức mạnh trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, vì tự do và hạnh phúc của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong khối đại đoàn kết đó, Đảng là một thành viên của Mặt trận, đồng thời là lực lượng lãnh đạo, cho nên “Đảng không thể đòi hỏi Mặt trận thừa nhận quyền lãnh đạo của mình, mà phải tỏ ra là một bộ phận trung thành nhất, hoạt động nhất và chân thực nhất. Chỉ trong đấu tranh và công tác hằng ngày, khi quần chúng rộng rãi thừa nhận chính sách đúng đắn và năng lực lãnh đạo của Đảng, thì Đảng mới giành được địa vị lãnh đạo”. Đồng thời, Đảng không chỉ xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc mà còn phải biến nguồn sức mạnh được tổ chức thành một khối vững chắc và hoạt động theo đường lối chính trị đúng đắn đó thành lực lượng vật chất, sức mạnh vật chất. Theo Người, “trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân ta là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Đó lànền gốccủa đại đoàn kết. Nó cũng như cái nền của nhà, gốc của cây. Nhưng đã có nền vững, gốc tốt, còn phải đoàn kết với các tầng lớp nhân dân lao động khác”.
Trong Mặt trận, việc đoàn kết chặt chẽ các tầng lớp nhân dân, các đảng phái, các dân tộc anh em, giữa đồng bào lương với đồng bào các tôn giáo khác được thực hiện theo phương châm “cầu đồng tồn dị”, lấy cái chung để hạn chế cái riêng, cái khác biệt, để cùng nhau sống hoà thuận, ấm no, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cùng với đó, để phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân và nhân nguồn sức mạnh đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng việc giác ngộ, tập hợp trí thức Việt Nam vào hàng ngũ cách mạng, bổ sung và phát huy vai trò của họ, làm cho họ trở thành một động lực cách mạng quan trọng; đồng thời khẳng định liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức là nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân. Thực tế cho thấy, liên minh công - nông - trí (trí thức) không những là yêu cầu khách quan về chính trị, làm nền tảng vững chắc cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước mà còn là yêu cầu khách quan để phát triển bền vững kinh tế, vǎn hoá, xã hội của đất nước. Tuỳ theo yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể của từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng, Mặt trận có cương lĩnh, điều lệ phù hợp, được tổ chức chặt chẽ, xây dựng trên nền tảng khối liên minh công - nông - trí đã luôn lấy việc thống nhất lợi ích tối cao của dân tộc với lợi ích của các tầng lớp nhân dân làm cơ sở để củng cố và không ngừng mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đó chính đoàn kết thực sự, lâu dài, chặt chẽ, chân thành, thân ái giúp đỡ nhau, “là mục đích phải nhất trí và lập trường cũng phải nhất trí. Đoàn kết thực sự nghĩa là vừa đoàn kết, vừa đấu tranh, học những cái tốt của nhau, phê bình những cái sai của nhau và phê bình trên lập trường thân ái, vì nước, vì dân. Tóm lại, muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì toàn dân cần đoàn kết lâu dài, đoàn kết thực sự và cùng nhau tiến bộ”.
Khối đại đoàn kết dân tộc chỉ thực sự phát huy được sức mạnh nội sinh khi gắn liền với đoàn kết quốc tế, nghĩa là chủ nghĩa yêu nước chân chính phải gắn liền với chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân, sức mạnh dân tộc phải gắn với sức mạnh thời đại. Thực tiễn cách mạng cho thấy, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, khối liên minh đoàn kết 3 nước Đông Dương (Việt Nam - Lào - Campuchia), của các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào nhân dân thế giới ủng hộ, đoàn kết với nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập, tự do, dân chủ và tiến bộ xã hội 90 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng là những minh chứng sống động cho việc xây dựng và thực hiện tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc
90 năm thực hiện xuyên suốt và nhất quán chiến lược đại đoàn kết dân tộc, nhất là trong hơn 30 năm đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã luôn vận dụng một cách sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc phù hợp với tình hình, yêu cầu và nhiệm vụ của sự nghiệp cách mạng, kiên định độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Trong tiến trình ấy, trên tinh thần “lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, nguyên tắc hiệp thương dân chủ được coi là “chìa khóa vạn năng” để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tập hợp, đoàn kết và phát huy sức mạnh toàn dân tộc làm nên những thắng lợi vĩ đại trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, tiến hành thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng “đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” như mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Thực tế, các cuộc vận động xã hội, các phong trào thi đua yêu nước sâu rộng do Mặt trận và các tổ chức thành viên phát động và triển khai thực hiện ngày càng đi vào cuộc sống, được các tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng. Trong đó, đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, lá lành đùm lá rách, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ chăm sóc sức khỏe của nhân dân, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống tội phạm, ma túy, mại dâm, HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội khác cùng với cuộc vận động xã hội, các phong trào “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, “Ngày vì người nghèo”, “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”… không chỉ có tác dụng thiết thực, tạo nên sự gắn kết cộng đồng mà còn góp phần làm cho tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc thấm sâu vào các tầng lớp nhân dân, tạo động lực thúc đẩy phát triển đất nước nhanh và bền vững, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đại đoàn kết là sự nghiệp của cả hệ thống chính trị, gồm Đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân; trong đó, động lực chủ yếu để xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hoà các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế, của toàn xã hội. Để khối đại đoàn kết dân tộc được bền chặt, đạt được sự đồng thuận xã hội, đòi hỏi mọi thành viên trong đó phải tôn trọng và hành động theo những nguyên tắc và ý chí chung và mỗi quyết định được thông qua phải là “mẫu số chung”, phản ánh, thể hiện nguyện vọng, lợi ích của toàn xã hội.
Vì thế, để “phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” làm điểm tương đồng; tôn trọng những điểm khác biệt không trái với lợi ích chung của quốc gia - dân tộc; đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, khoan dung để tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước, tăng cường quan hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước, tạo sinh lực mới của khối đại đoàn kết toàn dân tộc”, cần tập trung thực hiện một số giải pháp căn cốt sau:
Một là, các cấp ủy cần tiếp tục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và chuyên đề năm 2020 về “Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Đại đoàn kết là sự nghiệp của cả dân tộc, của cả hệ thống chính trị mà hạt nhân lãnh đạo là Đảng Cộng sản, được thực hiện bằng nhiều biện pháp, hình thức; trong đó, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Đó là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu, là nhân tố bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hai là, nâng cao hiệu quả tuyên truyền, vận động, tập hợp các tầng lớp nhân dân thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm phát huy vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân gắn với thực hiện tốt trách nhiệm của công dân, phát huy dân chủ, giữ gìn kỷ cương, chống quan liêu, tham ô, tham nhũng, lãng phí. Tiếp tục thực hiện Quy định số 124-QĐ/TW ngày 2-2-2018 của Ban Bí thư về “Giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên”, góp phần xây dựng Đảng và chính quyền các cấp trong sạch, vững mạnh.
Ba là, nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân trong tham gia xây dựng và hoàn thiện một số chính sách để củng cố và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, Mặt trận phải đoàn kết rộng rãi, chân thành mọi thành viên trong xã hội, không phân biệt quá khứ, thành phần giai cấp, dân tộc, tôn giáo, ở trong nước hay ở nước ngoài trên cơ sở mục tiêu chung là giữ vững độc lập, thống nhất chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Mặt trận phải đa dạng hóa các hình thức tập hợp, động viên các tầng lớp nhân dân để tạo sự đồng thuận, hiệp lực trong thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Bốn là, đẩy mạnh thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, tổ chức động viên nhân dân tham gia các phong trào thi đua làm kinh tế giỏi, phát triển kinh tế gắn liền với phát triển văn hoá - xã hội; trong đó, mỗi người, mỗi gia đình cố gắng phấn đấu làm giàu cho mình, cho cộng đồng. Bên cạnh đó, tăng cường công tác đối ngoại nhân dân, tích cực vận động, thu hút kiều bào hướng về Tổ quốc, góp sức xây dựng quê hương, đất nước; chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng nước sở tại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của kiều bào, đồng thời, khen thưởng, động viên kịp thời những cá nhân có thành tích tiêu biểu.
Năm là, nắm bắt kịp thời để phản ánh tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân và nỗ lực chăm lo lợi ích thiết thực, chính đáng, hợp pháp của các giai cấp, các tầng lớp nhân dân. Tôn trọng và phát huy vai trò gương mẫu, dẫn dắt của những người tiêu biểu, có uy tín trong cộng đồng dân cư, các dân tộc, tôn giáo; bảo đảm công bằng và bình đẳng xã hội; kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân với lợi ích của tập thể và toàn xã hội. Cùng với việc giải quyết đúng đắn và hợp lý các quan hệ lợi ích, cần đẩy mạnh và không ngừng bồi dưỡng, nâng cao tinh thần yêu nước, ý thức độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, tinh thần tự lực tự cường trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, củng cố và phát triển khối đại đoàn kết dân tộc, coi đó là những yếu tố quan trọng để không chỉ phòng và chống âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch mà còn góp phần ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Nguyễn Duy Thứ
UVBTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy
Trường Trung học cơ sở Thiệu Phú
với phong trào thi đua dạy tốt học tốt
Trong những năm học gần đây, trường THCS Thiệu Phú luôn đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt, học tốt và đã đạt được nhiều kết quả cao, chất lượng giáo dục luôn xếp ở vị trí tốp đầu của các trường THCS trong huyện.Thầy Phạm Đình Sơn - Hiệu trưởng Trường THCS Thiệu Phú cho biết: Tỷ lệ học sinh lên lớp hàng năm của nhà trường luôn đạt trên 90% trở lên, năm học 2018-2019, nhà trường có 21 em đạt học sinh giỏi cấp huyện, 3 em đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh.Năm học 2019-2020, nhà trường có 28 em đạt học sinh giỏi các cấp, trong đó có 3 em đạt giải cấp tỉnh, đồng đội xếp thứ 6 toàn tỉnh.
Để có được những kết quả trong công tác dạy và học, nhà trường đã không ngừng đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh thông qua việc khảo sát để từ đó có kế hoạch bồi dưỡng học sinh. Cùng với đó, công tác phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên luôn được nhà trường coi trọng hàng đầu. Hiện nay, 100% giáo viên có trình độ chuyên môn đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn, thường xuyên tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Đội ngũ cán bộ, giáo viên luôn nỗ lực tìm hiểu, đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tốt việc sử dụng phòng thiết bị, thư viện để đưa lý thuyết và thực hành vào giảng dạy; quan tâm sâu sát tới từng học sinh, từ đó có những giải pháp nhằm giảm tỷ lệ học sinh yếu, kém và học sinh bỏ học, tăng tỷ lệ học sinh khá, giỏi.Nhà trường đã động viên các thầy cô giáo tham gia thi giáo viên dạy giỏi các cấp. Có 14 đ/c giáo viên giỏi cấp trường,3 giáo viên được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp huyện, 1 giáo viên giỏi cấp tỉnh.
Đi đôi với nâng cao chất lượng dạy và học, nhà trường phối hợp với địa phương và phụ huynh thực hiện có hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục.Nhờ sự quan tâm của chính quyền xã Thiệu Phú và Hội cha mẹ học sinh, nhà trường đã được đầu tư xây dựng 12 phòng học kiên cố, 4 phòng học bộ môn, các phòng học chức năng khác cơ bản đầy đủ, khuôn viên trường lớp được quy hoạch đảm bảo, diện tích hợp lý.Các phòng học bộ môn được khai thác có hiệu quả. Các phương tiện hiện đại như máy tính, máy chiếu là những công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường.Với sự cố gắng, nỗ lực của đội ngũ giáo viên và học sinh, từ năm học 2015-2016 đến nay, Trường THCS Thiệu Phú luôn được công nhận tập thể lao động tiên tiến xuất sắc, được nhận Bằng khen, tặng cờ thi đua của UBND tỉnh Thanh Hóa, Bằng khen của Hội chữ thập đỏ Việt Nam, nhiều năm liền được UBND huyện Thiệu Hóa tặng Giấy khen; chi bộ nhiều năm đạt TSVM, cá nhân đồng chí hiệu trưởng Phạm Đình Sơn và nhiều giáo viên trong trường được các cấp, các ngành khen thưởng.Năm 2017, Trường đã được công nhận trường chuẩn Quốc gia.
Phát huy những thành tích đã đạt được,thầy và trò Trường THCS Thiệu Phú hôm nay vẫn luôn nỗ lực đẩy mạnh phong trào thi đua Dạy tốt - Học tốt, phấn đấu xây dựng nhà trường theo định hướng trường chất lượng cao, trở thành một điểm sáng về giáo dục của huyện Thiệu Hóa, xứng đáng với niềm tin của Đảng và nhân dân xã nhà đã giao phó.
Thanh Mai
THÔNG TIN - TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM
Đảng bộ xã Thiệu Vũ đưa nghị quyết
của Đảng vào cuộc sống
Để nhanh chóng đưa nghị quyết Đại hội vào cuộc sống, BCH Đảng bộ xã Thiệu Vũ đã tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội lần thứ XXIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tới toàn thể đảng viên, nhân dân, đồng thời xây dựng kế hoạch để nhanh chóng đưa Nghị quyết đi vào cuộc sống. Các cấp ủy chi bộ đã lãnh đạo nhân dân thi đua, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch năm 2020, tạo cơ sở vững chắc cho năm 2021, là năm đầu thực hiện kế hoạch 5 năm (2021 - 2025).
Thực hiện nghị quyết đại hội Đảng bộ xã lần thứ XXVIII, nhiệm kỳ 2015- 2020 nhân dân trong xã luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, các chủ trương kế hoạch của cấp ủy, chính quyền các cấp, tích cực thi đua lao động, sản xuất, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển KT-XH, QP-AN. Tình hình kinh tế - xã hội ổn định và phát triển, sản xuất nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng, chăn nuôi có bước phát triển khá; các lĩnh vực văn hóa- xã hội được quan tâm. Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới được thực hiện có hiệu quả. Công tác giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội được thường xuyên quan tâm làm tốt. Đời sống nhân dân được cải thiện, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới, đến năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm xuống còn 4,1%. Đặc biệt, xã Thiệu Vũ đã hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM trước một năm. Trong 7 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM (2011-2017), xã huy động nguồn lực gần 125 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp, xây dựng và chỉnh trang nhà ở là trên 80%, hiến 7500 m2 đất và trên 4.500 ngày công lao động tham gia xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn. Đến nay, có 3/3 trường học, trạm y tế, 4/4 thôn, xóm được công nhận đơn vị đạt chuẩn văn hóa. Hàng năm có trên 88% gia đình được công nhận gia đình văn hóa; các di tích lịch sử cách mạng, lich sử văn hóa như: Đình, Chùa, Nghè Yên Lộ, Đình Lam Vĩ, nhà lưu niệm đồng chí Lê Chủ được quan tâm giữ gìn, đầu tư nâng cấp; phong trào VHVN -TDTT ngày càng phát triển. Thường xuyên thực hiện tốt quy chế “Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, quản lý nghĩa trang nhân dân”. Công tác quốc phòng, an ninh địa phương, trật tự an toàn xã hội được tăng cường, thế trận an ninh nhân dân được củng cố vững chắc. Từ đó góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu KT - XH mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã đã đề ra.
Nhiệm kỳ 2020 - 2025, xã tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức Đảng và đảng viên; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương về phát triển nông nghiệp, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển thương mại - dịch vụ, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân đi đôi với giảm nghèo bền vững, tạo việc làm và bảo đảm an sinh xã hội; làm tốt nhiệm vụ quốc phòng, giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Thanh Tuyên
LỊCH SỬ - VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT
Đình Thọ Sơndi tích kiến trúc cổ độc đáo xã Tân Châu
Đình Thọ Sơn (đình làng Núi) công trình kiến trúc cổ độc đáo trên vùng đất xã Tân Châu, đình được xây dựng năm 1869 là nơi thờ phụng những vị thần có công trong việc khai ấp, lập làng và đã trở thành trung tâm sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng của dân làng Thọ Sơn từ xa xưa đến ngày nay.
Căn cứ vào sách Thanh Hoá Chư Thần Lục (do bộ Lễ soạn, biên soạn niên hiệu Thành Thái 15 (1904), bản dịch của Viện Hán Nôm). Làng Thọ Sơn trước đây thờ Cao Sơn đại vương và Linh Quang Linh thông Đại vương.
- Nhân vật Cao Sơn: Ông vốn người Bắc quốc đất Minh Lương có một người là Cao Minh, vợ là Hoàng Nương. Một đêm bà mộng thấy một cụ già đầu bạc trắng cho một ấn ngọc, khi tỉnh dậy cảm mộng mà thành thai, đến kỳ sinh nở vào ngày 12 tháng 8 năm Bính Ngọ, Hoàng Nương sinh ra một cậu con trai, diện mạo khôi ngô tuấn tú, mặt đỏ tóc đen khác với người thường. Năm lên 3 tuổi mệnh đặt tên là Hiển, đến năm 11 tuổi học hành tinh thông, các tập sử sách của trăm nhà, ông đều đọc và hiểu. Năm 18 tuổi cha mẹ đều mất, ông ở nhà chịu tang cha mẹ, học hành tự nghiên cứu thêm, nhờ vậy mà kiến thức đạt đến trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, luôn tỏ ra là người thông minh mẫn tiệp, ít người sánh kịp. Năm 22 tuổi, vào triều vua Tống Hy Ninh, triều đình mở khoa thi chọn hiền tài, ông tham gia ứng thí đỗ Tiến Sĩ. Vua biết ông là người tài đức liền giao cho trọng trách đi phủ dụ Trấn Phủ trấn Thanh Hoa và Nghệ An. Trước khi đi tuần phủ Nghệ An, ông có qua trấn Thanh Hoa, đến khu Còng Thôn trang Phúc Lâm, huyện Vĩnh Phúc, phủ Thiệu Thiên, trấn Thanh Hoa quan sát thấy vùng đất này sơn thuỷ hữu tình, sông núi trùng điệp, các dãy núi quây quần ôm lấy nhau trông rất đẹp mắt. Ông cho là một vùng thắng địa linh thiêng bèn bỏ ra một số tiền của cho dân khu ấp lập một cung đài dưới chân đồi khu Còng Thôn để làm nơi trong những lúc tuần du qua lại lấy nơi trú quân. Nhân dân khu Còng Thôn thấy ông là người đức độ, có nhiều công ơn với dân làng nên rất mực yêu quý ông và tôn ông làm phúc thần. Mỗi khi đi tuần du qua ông thường dừng quân ở khu Còng Thôn và cho làng công quả.
Triều Tống Hy Ninh ông được ban chức Thừa Tướng kiêm việc trấn thủ xứ Thanh Hoá - Nghệ An và nhiều nơi khác. Năm đó có giặc Đông Di khởi binh đến xâm lấn, nhiễu đoạt cư dân. Vua lệnh cho ông đem binh đi thảo phạt tiễu trừ quân giặc. Ông vâng mệnh đem quân đến khu Còng Thôn tập luyện đồng thờ kêu gọi các gia thần, dân thôn theo ông đi thảo phạt giặc Đông Di. Những người theo ông sau này trở thành những tay đao kiếm giỏi xông pha nơi trận mạc. Quân của ông đi đến đâu giặc thua chạy tan tác đến đó, công sức không mất nhiều mà bình định được quân giặc. Khải hoàn trở về, ông kéo quân tới nơi đóng quân trước đây là khu Còng Thôn mở tiệc yến khao thưởng ba quân, đồng thời thưởng cho dân làng 100 lạng bạc để lấy đó ban thưởng cho những người có công. Nhân dân khu Còng Thôn thấy ông là người có nhiều công ơn với dân làng nên tự nguyện muốn xin duệ hiệu của ông về sau phụng thờ. Ông cầm bút lông viết ra rằng "Ta tên huý là Cao Hiển, tên tự là Văn Trường". Sau đó rút quân về yết kiến vua Tống. Ít lâu sau tuổi đã về già ông xin cáo quan về trí sĩ, vào ngày 16 tháng 3 ông lâm bệnh mất thọ 103 tuổi. Nhân dân các nơi lập đền thờ cúng, riêng Thanh Hóa có 411 nơi thờ trong đó có làng Thọ Sơn.
- Về Linh Quang Linh Thông Đại Vương. Theo truyền thuyết thì: Thần không rõ họ tên, vốn người làng Vân Tập xã Thiệu Vân, mẹ người Vân Liễu, theo Lê Nhân Tông đánh đuổi giặc Chiêm, chiến thắng trở về, lập đồn ở cổ Vô (tức núi Go), sau này mất tại đó, dân làng lập đền thờ cúng. Ngày nay dân làng vẫn còn truyền lại bài văn tế có đoạn như sau “Nam Việt quốc công. Lê triều Thái úy. Bình Xiên tặc nghĩa định tòng long. Kỵ Hoàng hổ đại đao chỉ tích. Tư nhân xuân tiết. Kính lễ vi thành. Nguyện kỳ dám cách”
Hiện nay ở làng Vân Tập, quê hương của ông vẫn còn lưu giữ được một số đạo sắc phong, tiêu biểu đạo sắc ban niên hiệu Dương Đức thứ 3 (1674) với các mỹ tự được ban: “Linh Thông Linh Quang, hiển hựu khuông tế, hộ quốc hựu dân, dực thánh phù cảm, hậu đàm chí nhân, diễn phúc hồng ân, dưng vũ phù tộ, hoằng hưu đại độ, khoan nhân thông minh chính trực, trinh tường an dân, cương nghị quả đoán, quảng huệ hồng huy, diên khánh thuỳ hưu, dương uy linh ứng , hùng tài vĩ lược, hậu đức phát chính, tuy lộc đại vương”. Ngài là bậc Đức rất lớn, nghĩa thật không có gì bì nỗi. Nhìn mà không thấy hình, nghe mà không thấy thanh, thật huyền diệu sâu kín, tai ương có thể quét trừ, hoạ hoạn có thể chế ngự . Hiển rõ giúp đỡ rộng khắp, ngầm phù giúp sự vững trải cơ đồ lớn lao được hưởng việc thờ tự, giúp cơ đồ hoàng đế, yên vững cơ nghiệp quốc gia, xã tắc an ninh yên ổn mãi
Qua di tích chúng ta biết thêm lịch sử vùng đất nơi đây, một vùng có bề dày lịch sử, truyền thống yêu quê hương đất nước của cư dân trong làng. Đình là nơi thờ thần Cao Sơn đại vương, Linh Quang Linh Thông đại vương có công cứu dân giúp nước, khi mất được dân làng nhớ ơn, thờ cúng. Đồng thời, đây cũng là nơi hội họp, sinh hoạt văn hoá tâm linh của dân làng.
Đình Thọ Sơn là di tích kiến trúc cổ còn bảo tồn tương đối nguyên vẹn. về qui mô kiến trúc truyền thống với các vì kèo kiểu giá chiêng, chồng rường, kẻ hiên. Nhiều mảng chạm khắc khá đặc sắc ở các bức cuốn, bức đại tự. Đề tài trang trí ở ngôi đình này mang chủ đề tứ linh, tứ quí đứng đầu là con rồng biểu tượng cho mây mưa, sấm chớp, cũng như biểu tượng cho quyền uy tối thượng của bậc quân vương. Con lân là linh vật huyền thoại, biểu trưng cho ước vọng hoà bình, con rùa biểu tượng cho ước vọng trường tồn, và chim phượng biểu tượng cho hạnh phúc. Ngoài ra còn có hình con sóc, con cá, cua bơi lội tung tăng trong hồ nước với những cánh hoa sen, lá sen úp ngực. Tất cả những mảng chạm khắc được trang trí ở những nơi thoáng mát, kỹ thuật chạm khắc của nghệ nhân là chạm bong, chạm lộng tạo ra các hình trang trí nhiều lớp từ thân gỗ. Rồng trang trí rõ nét ở bức cuốn rồng đầu to, mắt lồi, trán dô, râu, bờm trông dữ tợn. Các con vật như con lân, phượng, rùa, cá…
Di tích Thọ Sơn được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá xếp hạng năm 2009 là di tích có giá trị kiến trúc cổ còn bảo tồn tương đối nguyên vẹn, qui mô kiến trúc truyền thống với các vì kèo kiểu giá chiêng, chồng rường, kẻ triện. Nhiều mảng chạm khắc khá đặc sắc ở các bức cuốn, bức đại tự. Đây là nơi sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng, tổ chức các lễ hội truyền thống của địa phương, vì vậy đình Thọ Sơn có giá trị về mặt kiến trúc nghệ thuật cần được giữ gìn và phát huy giá trị.
Trích: Chương trình hành động về việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025
Ngày 10/11/2020, Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành Chương trình hành động số 05- CTr/HU về việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XX,nhiệm kỳ 2020 - 2025, Bản tin nội bộ huyện trích đăng nội dung của Chương trình hành động như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Cụ thể hóa những nội dung cơ bản của Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XX đến cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và Nhân dân trong toàn huyện.
- Xác định nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện, đưa Nghị quyết Đại hội vào cuộc sống.
2. Yêu cầu
Thực hiện tốt nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu đã xác định trong Nghị quyết. Phân công, phân cấp tổ chức thực hiện cụ thể rõ người, rõ việc, đúng tiến độ. Đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị; tập trung giải quyết, khắc phục sớm những hạn chế, yếu kém đã chỉ ra nhiệm kỳ vừa qua.
II. MỤC TIÊU
- Hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu Đại hội đề ra.
- Phấn đấu đến năm 2025 đạt huyện khá, đến năm 2030 đứng trong nhóm các huyện dẫn đầu của tỉnh.
III. NỘI DUNG
1. Về lãnh đạo xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình trọng tâm và khâu đột phá.
UBND huyện chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị khẩn trương xây dựng đề án, kế hoạch trình Ban chấp hành đảng bộ huyện ban hành nghị quyết về các chương trình trọng tâm và các khâu đột phá mà nghị quyết đã đề ra, gồm: Chương trình phát triển Nông nghiệp sạch, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao theo chuỗi giá trị, có giá trị gia tăng cao gắn với xây dựng Nông thôn mới nâng cao; Chương trình phát triển công nghiệp gắn với phát triển đô thị và nghị quyết về các khâu đột phá, gồm: Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, trọng tâm là xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp và hạ tầng đô thị; cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, trọng tâm là giải phóng mặt bằng, cải cách hành chính thuộc thẩm quyền của huyện.
Ban Tổ chức Huyện ủy xây dựng đề án trình Ban chấp hành ban hành nghị quyết về xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, trọng tâm là công tác cán bộ và hệ thống chính trị ở cơ sở.
Sau khi có nghị quyết của Ban chấp hành đảng bộ huyện, UBND huyện, Ban Tổ chức Huyện ủy xây dựng kế hoạch hành động, cụ thể hóa các nội dung, hướng dẫn các ban, ngành, cơ sở, đơn vị để lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, định kỳ đánh giá tình hình thực hiện, báo cáo Ban Thường vụ, Ban chấp hành đảng bộ huyện.
2. Về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh
2.1. Chỉ đạo rà soát công tác quy hoạch và đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng quy hoạch vùng huyện đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2070; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện giai đoạn 2021 - 2030; quy hoạch chung thị trấn Thiệu Hóa đến năm 2030, đề nghị tỉnh cho xây dựng quy hoạch thị trấn Thiệu Giang. Thực hiện nghiêm việc công bố, công khai các đồ án quy hoạch đã được phê duyệt.
Tập trung nguồn lực thực hiện quy hoạch các thị trấn đã được phê duyệt, trọng tâm là thị trấn Thiệu Hóa, ưu tiên xây dựng mới một số tuyến đường kết nối tại thị trấn Thiệu Hóa; xin chủ trương chuyển trụ sở các cơ quan hành chính ra vị trí quy hoạch mới theo quy hoạch số 1872 ngày 05/6/2013 của UBND tỉnh. Tiếp tục tăng cường công tác quản lý quy hoạch, nhất là ở thị trấn, không để doanh nghiệp, người dân lấn chiếm chỉ giới xây dựng. Tiếp tục quan tâm chỉnh trang thị trấn Thiệu Hóa theo hướng xanh, sạch, văn minh.
2.2. Tập trung phát triển kinh tế với tốc độ cao, bền vững; nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm sản xuất trên địa bàn huyện
2.2.1. Nông nghiệp
- Triển khai có hiệu quả cơ chế, chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung ruộng đất theo tinh thần Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 11/01/2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVIII và tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/HU ngày 30/8/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện. Phát triển trồng trọt theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, hiện đại, bền vững, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị; xây dựng, phát triển vùng chuyên canh hàng hóa chất lượng cao, quy mô lớn đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Đến năm 2025, có từ 650 ha đất trồng trọt thực hiện sản xuất ứng dụng công nghệ cao, tập trung vào cây lúa, rau, dưa, hoa, cây ăn quả, cây dược liệu, cây thức ăn chăn nuôi...
- Phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại tập trung, ứng dụng công nghệ cao theo chuỗi giá trị.
- Tiếp tục triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới, phấn đấu tỷ lệ số xã đạt nông thôn mới đến năm 2021 đạt 100%, đến năm 2025 có 50% xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao; 16,6% xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu. Tiếp tục huy động các nguồn lực để đẩy mạnh chương trình xây dựng Nông thôn mới, tập trung đầu tư nguồn lực cho các xã, thôn khó khăn, bảo đảm thiết thực, hiệu quả bền vững. Tập trung chỉ đạo thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp, giao thông, các thiết chế văn hóa. Chỉnh trang khu vực nông thôn theo hướng xanh, sạch, đẹp, giữ gìn và phát huy các truyền thống văn hóa tốt đẹp của làng quê nông thôn.
2.2.2. Công nghiệp - Xây dựng
- Phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng giai đoạn 2021-2025 đạt 18%/năm. Tập trung xây dựng và thu hút các nhà đầu tư vào cụm công nghiệp Thiệu Phú, cụm công nghiệp thị trấn Thiệu Hóa, xã Thiệu Giang và xã Minh Tâm nhằm hoàn thành chỉ tiêu phát triển doanh nghiệp hằng năm, cải thiện tăng nguồn thu ngân sách thường xuyên tại địa bàn.
- Đẩy mạnh thu hút đầu tư, mở rộng sản xuất các ngành công nghiệp mà huyện có lợi thế, như: Đúc đồng, gang, may mặc, giầy da, chế biến vật liệu xây dựng; tiếp tục tạo điều kiện để triển khai dự án Nhà máy chế biến nông sản công nghệ cao sớm đi vào hoạt động. Nâng cao chất lượng hoạt động làng nghề đúc đồng Thiệu Trung; bổ sung các ngành nghề mới vào cụm làng nghề Ươm tơ dệt nhiễu Hồng Đô, thị trấn Thiệu Hóa. Hỗ trợ các nhà đầu tư sớm đầu tư thực hiện các dự án được tỉnh chấp thuận, trong đó quan tâm xây dựng các siêu thị, trung tâm thương mại, chợ tại thị trấn Thiệu Hóa.
- Tập trung huy động mọi nguồn lực tiếp tục đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội như: Điện, giao thông, thuỷ lợi, trường học, cơ sở y tế, công sở, công trình công cộng. Ưu tiên phát triển hạ tầng đô thị, phấn đấu đến năm 2025 có 100% đường liên thôn, liên xã được nâng cấp, mở rộng; nâng cấp các công trình thủy lợi đầu mối tưới, tiêu; hoàn thành kiên cố hoá kênh mương nội đồng; nâng cấp Nhà máy nước sạch xã Tân Châu; có thêm 2 nhà máy nước sạch tại các xã Thiệu Hợp, Thiệu Phúc đi vào hoạt động. UBND huyện xây dựng đề án trình Ban Chấp hành đảng bộ huyện ban hành Nghị quyết về xây dựng và phát triển thị trấn Thiệu Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
2.2.3. Dịch vụ
- Phấn đấu giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng hàng năm đạt 17,2%. Sớm triển khai đầu tư xây dựng trung tâm thương mại, siêu thị, chợ tại thị trấn Thiệu Hóa; các xã Minh Tâm, Thiệu Phú, Thiệu Long, Thiệu Trung, Thiệu Vận, Thiệu Hợp. Triển khai xây dựng các chợ theo quy hoạch: Chợ đầu mối nông sản, thủy sản, giết mổ tập trung. Tạo điều kiện để Nhân dân đầu tư và thu hút đầu tư phát triển hệ thống kho bãi, dịch vụ vận tải dọc Quốc lộ 45, đường Kênh Nam thị trấn Thiệu Hóa đi xã Thiệu Ngọc, chú trọng đưa các dịch vụ công nghệ cao vào địa bàn.
- Quan tâm tạo điều kiện để hình thành và phát triển dịch vụ du lịch, các dịch vụ vui chơi giải trí lành mạnh; nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống, cung ứng các nhu cầu hàng ngày phục vụ sản xuất và đời sống Nhân dân, đẩy mạnh việc sản xuất và lưu thông hàng hóa trên địa bàn huyện.
- Quảng bá thương hiệu các sản phẩm có thế mạnh của huyện như: trống Đồng, đồ đồng mỹ nghệ Thiệu Trung; tơ nhiễu Hồng Đô, nem, giò, chả Thiệu Đô; bánh đa, đa nem Thiệu Châu, các sản phẩm nông nghiệp…
- Ban chấp hành đảng bộ huyện ban hành nghị quyết về phát triển Du lịch đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trước mắt, tích cực đấu mối với các ngành liên quan của tỉnh và các doanh nghiệp dịch vụ du lịch lựa chọn xác định một số điểm du lịch trên địa bàn huyện vào lộ trình tour du lịch Thanh Hóa, như: Núi Đọ; làng nghề đúc đồng Thiệu Trung - đền thờ Nhà sử học Lê Văn Hưu - Chùa Hương Nghiêm; đền thờ Nguyễn Quán Nho - đền thờ Đinh Lễ…
2.2.4. Tài chính, ngân sách
- Phấn đấu tỷ lệ tăng thu ngân sách hàng năm 10%.
- Tăng cường công tác quản lý chi ngân sách, đảm bảo theo đúng dự toán, đúng Luật Ngân sách.
- Tích cực huy động vốn tại địa phương, tranh thủ nguồn vốn đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn cho các thành phần kinh kế và thực hiện các chính sách xã hội với chất lượng, hiệu quả sử dụng vốn ngày càng được nâng lên. Quản lý tốt các nguồn thu từ xã hội hóa, đảm bảo phát huy dân chủ, công khai, giữ vững ổn định tình hình cơ sở.
2.2.5. Tài nguyên và môi trường
- Hàng năm, xây dựng kế hoạch sử dụng đất, thực hiện việc quản lý, sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch. Thi hành nghiêm Luật Đất đai, Luật Khoáng sản và Luật Bảo vệ môi trường. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, đề ra các biện pháp hiệu quả để giải quyết các tồn đọng về đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân theo qui định.
Tình hình kinh tế - xã hội:Lãnh đạo, chỉ đạo các xã, thị trấn thu hoạch vụ mùa, năng suất lúa bình quân đạt 59,6 tạ/ha; vận động nhân dân tích cực sản xuất vụ đông, toàn huyện đã gieo trồng được 1.602 ha, đạt 69,7% so với kế hoạch; thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Giá trị sản thủy sản ước đạt 4,8 tỷ đồng, tăng 5,7% so với cùng kỳ; chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2020. Đến nay, huyện có 23/24 xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới; tích cực chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 139,89 tỉ đồng, tăng 12,7% cùng kỳ; thành lập mới 6 doanh nghiệp, nâng số doanh nghiệp được thành lập mới lên 37 doanh nghiệp, đạt 74% so với chỉ tiêu tỉnh giao. Thu ngân sách nhà nước ước đạt 32,96 tỉ đồng; chi ngân sách đảm bảo theo dự toán, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ. Tập trung chỉ đạo giải quyết các vướng mắc trong giải phóng mặt bằng thực hiện dự án đường cao tốc Bắc - Nam qua huyện. Giao đất tái định cư các hộ bị ảnh hưởng dự án tuyến đường cao tốc Bắc - Nam xã Tân Châu. Đấu giá cấp quyền sử dụng đất tại xã Thiệu Nguyên. Hướng dẫn xử lý ô nhiễm môi trường, phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm.
Chỉ đạo ngành Giáo dục và Đào tạo tổ chức thi học sinh giỏi các môn văn hóa lớp 9, tiếp tục chỉ đạo các nhà trường xây dựng trường học đạt chuẩn Quốc gia. Tập trung thông tin tuyên truyền Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025. Hướng dẫn các đơn vị thực hiện các tiêu chí thôn văn hóa, xã văn hóa nông thôn mới, đô thị văn minh. Công tác y tế dự phòng được tăng cường, không phát sinh bệnh dịch mới; Tiếp tục triển khai nhóm đối tượng có quan hệ lao động ảnh hưởng dịch Covid-19, phê duyệt hỗ trợ 172 người là hộ kinh doanh; 72 lao động chấm dứt hợp đồng không đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp; 2.988 lao động không có giao kết hợp đồng với kinh phí 3,07 tỉ đồng.
Công tác quốc phòng - an ninh, nội chính: Duy trì nghiêm chế độ trực chỉ huy, trực ban, trực chiến, tuần tra, canh gác, bảo đảm an toàn. Thường xuyên theo dõi nắm tình hình địa bàn, không để bị động, bất ngờ. Tổ chức tổng kết công tác tuyển quân năm 2020, triển khai kế hoạch công tác tuyển quân năm 2021. Đẩy mạnh công tác đấu tranh, trấn áp tội phạm và phòng chống tệ nạn xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông trên địa bàn huyện. Phối hợp thực hiện tốt các hoạt động trong lĩnh vực tư pháp, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án dân sự đảm bảo đúng các quy định của pháp luật và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân. Duy trì nền nếp việc tiếp dân theo quy định của pháp luật; thực hiện tốt công tác đối thoại trực tiếp với công dân trong giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể: Lãnh đạo, chỉ đạo tuyên truyền, triển khai các Chỉ thị, Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, của tỉnh và huyện… Ban Chấp hành Đảng bộ huyện tổ chức Hội nghị lần thứ II để đánh giá tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị 9 tháng, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2020; cho ý kiến về Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện; Quy chế làm việc của Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy; Chương trình công tác toàn khóa của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện; Chương trình công tác kiểm tra, giám sát của Ban Thường vụ Huyện ủy; Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa XX, nhiệm kỳ 2020-2025.
Tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền làm tốt công tác bố trí, sắp xếp cán bộ sau đại hội. Lãnh đạo, chỉ đạo công tác rà soát trong tuyển dụng công chức cấp huyện theo Kết luận 71-KL/TW của Ban Bí thư. Triển khai, hướng dẫn, tổ chức các hoạt động tuyên truyền kỉ niệm các ngày truyền thống của các ban Đảng, các đoàn thể, đẩy mạnh tuyên truyền chào mừng Đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Phối hợp với trường Chính trị tỉnh khai giảng và bế giảng 2 lớp trung cấp lý luận Chính trị - Hành chính hệ không tập trung tại Trung tâm Chính trị huyện. Tổ chức khai giảng 2 lớp bí thư chi bộ thôn, tiểu khu. Đôn đốc cơ sở Đảng xem xét kết nạp Đảng để nâng cao tỷ lệ kết nạp Đảng viên; thực hiện tốt công tác chính sách cán bộ, bảo vệ chính trị nội bộ.
Lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra việc thực hiện chương trình công tác kiểm tra, giám sát năm 2020; Giám sát thường xuyên việc xây dựng và ban hành quy chế làm việc, chương trình công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy và UBKT đảng ủy cơ sở. Lãnh đạo, chỉ đạo Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy, phòng Nội vụ, Thanh tra huyện tập trung giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và báo chí đối với việc xét duyệt và hưởng các chế độ chính sách hộ nghèo, hộ cận nghèo. Chỉ đạo tập trung giải quyết đơn thư, kiến nghị ngay tại cơ sở đảm bảo nguyên tắc, quy trình, thời gian theo quy định.
Tập trung nắm bắt tình hình, tâm tư nguyện vọng của cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân, tình hình tôn giáo trên địa bàn huyện. Lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, thành lập đoàn kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ XDCS và thực hiện QCDC đối với các đảng ủy, chi ủy năm 2020. Tập trung nhân rộng mô hình điểm “Dân vận khéo trong sản xuất rau an toàn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm” ; “Dân vận khéo trong vận động nhân dân xây dựng chợ Hậu Hiền, xã Minh Tâm đảm bảo VSATTP”.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tăng cường nắm bắt tình hình tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị, đề xuất của đoàn viên, hội viên và nhân dân; Phối hợp giám sát việc giải phóng mặt bằng đường cao tốc Bắc - Nam đoạn qua xã Tân Châu. Hướng dẫn lấy ý kiến đánh giá sự hài lòng của người dân về các tiêu chí xây dựng nông thôn mới cấp huyện. Triển khai hướng dẫn đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trên địa bàn huyện. Tổ chức phát động tháng cao điểm “Vì người nghèo”; vận động quyên góp ủng hộ đồng bào Miền Trung lũ lụt, kết quả bước đầu toàn huyện đã kêu gọi quyên góp được 1,3 tỷ đồng và chuyển về UBMTTQ tỉnh Thanh Hóa.
Trịnh Văn Đệ - HUV, Chánh Văn phòng Huyện ủy
Hội nghị công bố Quyết định
của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ
Sáng ngày 20/11/2020, tại huyện Thiệu Hóa, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ. Dự hội nghị có các đồng chí Lại Thế Nguyên - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, lãnh đạo, cán bộ Ban Tổ chức Tỉnh ủy, UBKT Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy; đồng chí Nguyễn Văn Biện - Bí thư Huyện ủy, đồng chí Trịnh Văn Súy - Phó Bí thư, Chủ tịch UBND huyện; các đồng chí trong Ban Thường vụ Huyện ủy; các đồng chí cán bộ chủ chốt của huyện và cơ sở thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý.
Tại buổi Lễ, đồng chí Lại Thế Nguyên đã trao Quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc cho thôi giữ chức Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy và Quyết định chuẩn y kết quả bầu cử chức vụ Phó chủ nhiệm Ủy Ban Kiểm tra Tỉnh ủy đối với đồng chí Đỗ Thị Toán.
Trước đó, tháng 4/2018, Ban Thường vụ Tỉnh ủy điều động, chỉ định đồng chí Đỗ Thị Toán, thôi giữ chức Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy để tham gia Ban chấp hành, Ban Thường vụ Huyện ủy Thiệu Hóa; giữ chức vụ Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thiệu Hóa, nhiệm kỳ 2015 - 2020. Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Thiệu Hóa lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025, đồng chí Đỗ Thị Toán tiếp tục được bầu tái cử Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thiệu Hóa. Tại Đại Hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, đồng chí được bầu là Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, nhiệm kỳ 2020-2025, được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh bầu giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy.
Chúc mừng đồng chí Đỗ Thị Toán, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lại Thế Nguyên nhấn mạnh: Đồng chí Đỗ Thị Toán là cán bộ được đào tạo cơ bản, trong nguồn quy hoạch cán bộ của tỉnh, có kinh nghiệm thực tiễn, quá trình công tác, với cương vị là Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, đồng chí đã cùng Ban Thường vụ Huyện ủy lãnh đạo nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh. Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy mong muốn đồng chí Đỗ Thị Toán trên cương vị công tác mới cần tiếp tục phấn đấu rèn luyện, phát huy ưu điểm, nhanh chóng tiếp cận công việc mới, nỗ lực vượt qua khó khăn để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Đỗ Thị Toán cảm ơn Đảng bộ và nhân dân huyện Thiệu Hóa đã giúp đỡ, tạo điều kiện để đồng chí hoàn thành trọng trách, nhiệm vụ mà Ban Thường vụ Tỉnh ủy giao. Chúc toàn thể cán bộ và nhân dân trong huyện luôn đoàn kết, giữ vững và phát huy hơn nữa những thành tích đã đạt được trong những năm qua để từng bước đưa phong trào chung của huyện ngày càng phát triển; vinh dự và tự hào khi nhận nhiệm vụ mới, đồng chí Đỗ Thị Toán mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Tỉnh ủy, các Ban, ngành để đồng chí hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Thanh Mai
Mở lớp bồi dưỡng lý luận và nghiệp vụ
công tác đảng cho Bí thư chi bộ thôn, tiểu khu năm 2020
Thực hiện Quyết định số 41 - QĐ/HU ngày 22/10/2020 của Ban Thường vụ Huyện ủy về việc mở lớp bồi dưỡng lý luận và nghiệp vụ công tác đảng cho Bí thư chi bộ thôn, tiểu khu của các xã, thị trấn. Trung tâm Chính trị huyện phối hợp với các ban xây dựng Đảng mở 02 lớp bồi dưỡng lý luận và nghiệp vụ công tác đảng, từ ngày 11/11 đến 18/11/2020, thời gian mỗi lớp 3 ngày, với tổng số 167 học viên là bí thư chi bộ, trưởng thôn, tiểu khu của các xã, thị trấn trong toàn huyện.
Trong thời gian tham gia lớp học các học viên được học tập, nghiên cứu những nội dung về tổ chức cơ sở đảng và nhiệm vụ của chi ủy, bí thư chi bộ; công tác tư tưởng và công tác tổ chức của chi bộ, đảng bộ cơ sở; công tác dân vận và công tác kiểm tra, giám sát, khen thưởng, kỷ luật của chi bộ, đảng bộ cơ sở; công tác đảng của chi ủy viên và bí thư chi bộ trong nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước ở địa phương, bảo đảm quyền tự do, dân chủ, tuân thủ pháp luật của người dân trong phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng đảng về đạo đức; phòng chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên ở cơ sở.
Thông qua lớp bồi dưỡng giúp cho các học viên là Bí thư chi bộ, trưởng thôn, tiểu khu nắm vững những kiến thức cơ bản về chức năng, nhiệm vụ và phương thức lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng ở cơ sở; nâng cao nhận thức về vị trí, tầm quan trọng, nội dung và phương thức tiến hành công tác tư tưởng, công tác tổ chức, công tác kiểm tra, giám sát, khen thưởng, kỷ luật và công tác dân vận của chi bộ, đảng bộ cơ sở trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời cũng trang bị kỹ năng, nghiệp vụ, phương pháp công tác đảng cho bí thư chi bộ trên một số lĩnh vực quan trọng, như: trong thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục; xây dựng, văn hóa, con người; bảo vệ tài nguyên môi trường ở cơ sở; trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước ở địa phương; trong việc tuân thủ pháp luật của người dân trong phát triển kinh tế - xã hội; trong phòng chống “tự diễn biến” ,”tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên ở cơ sở. Góp phần xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng trong thời kỳ mới.
Kết thúc lớp học, học viên đã tham gia viết bài thu hoạch cuối khóa, 100% bài đạt yêu cầu, trong đó 40% đạt khá giỏi và 60% đạt trung bình.
Nguyễn Thị Hà
Lễ bế giảng lớp Trung cấp LLCT - HC, khóa 2019-2020 & Khai giảng lớp Trung cấp LLCT - HC, khóa 2020-2021.
Sáng ngày 11/11/2020, Trường Chính trị tỉnh phối hợp với Huyện ủy Thiệu Hóa tổ chức Lễ bế giảng lớp Trung cấp lý luận chính trị - hành chính, khóa học 2019-2020.
Về dự buổi Lễ có Tiến sĩ Lương Trọng Thành -TUV, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh, đại diện các khoa, phòng của Trường Chính trị tỉnh; đồng chí Nguyễn Văn Biện - Bí thư Huyện ủy, các đồng chí trong BTV Huyện ủy cùng 66 học viên khóa học 2019-2020
Thực hiện Quyết định số 2929-QĐ/TU ngày 03/5/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về việc mở lớp Trung cấp Lý luận chính trị - Hành chính không tập trung cho cán bộ, đảng viên huyện Thiệu Hoá năm 2019; Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với Huyện ủy huyện Thiệu Hoá tích cực chuẩn bị các điều kiện, thực hiện công tác tuyển sinh, mở lớp. Lớp học khai giảng ngày 14/6/2019, sau hơn một năm tổ chức giảng dạy, học tập, đến nay khóa học đã hoàn thành nội dung chương trình và kế hoạch đào tạo.
Từ kết quả học tập, rèn luyện của học viên, nhà trường đã xét công nhận và cấp bằng tốt nghiệp Trung cấp Lý luận Chính trị - Hành chính cho 66/66 học viên, trong đó: loại giỏi: 23 học viên đạt 34,8%; loại khá: 43 học viên đạt 65,2%; khen thưởng 7 học viên. Phát biểu tại Lễ bế giảng, tiến sĩ Lương Trọng Thành -TUV, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh và đồng chí Nguyễn Văn Biện - Bí thư Huyện ủy đã biểu dương và chúc mừng kết quả học tập của các học viên. Qua đó, tạo chuyển biến về nhận thức, nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở và dự nguồn của huyện, từng bước chuẩn hóa các chức danh lãnh đạo, quản lý cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị và cơ sở.
Cũng trong buổi sáng cùng ngày, Trường Chính trị tỉnh đã tổ chức khai giảng lớp Trung cấp Lý luận Chính trị - Hành chính hệ không tập trung, khóa học 2020 - 2021. Về dự buổi Lễ có tiến sĩ Lương Trọng Thành -TUV, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh, đại diện các khoa, phòng của Trường Chính trị tỉnh; đồng chí Nguyễn Văn Biện - Bí thư Huyện ủy, các đồng chí trong BTV Huyện ủy cùng 80 học viên khóa học 2020-2021. Theo đó, nội dung chương trình đào tạo của lớp học thực hiện theo 6 phần học, với 10 môn học.
Phát biểu tại Lễ khai giảng, đồng chí Lương Trọng Thành - TUV, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh và đồng chí Nguyễn Văn Biện, Bí thư Huyện ủy nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác đào tạo trình độ Lý luận chính trị - Hành chính cho đội ngũ cán bộ, đảng viên; để khóa học đạt kết quả cao, cần thực hiện tốt phương châm đào tạo “Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn”; thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo tinh thần 3 tăng: tăng chủ động - tăng đối thoại - tăng xử lý tình huống; 3 giảm: giảm thụ động - giảm độc thoại - giảm lý thuyết. Đồng chí đề nghị học viên cần nêu cao ý thức trách nhiệm khi tham gia học tập; nghiêm túc chấp hành nội quy, quy chế đào tạo; có phương pháp học tập tốt. Từ đó, học viên vận dụng kiến thức đã học vào công tác chuyên môn nghiệp vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ ở cơ quan, đơn vị.
Lê Trình – GV TTCT huyện
Xã Thiệu Giao và xã Thiệu Quang đón nhận
danh hiệu xã đạt chuẩn Nông Thôn Mới
Sáng ngày 31/10/2020, Đảng ủy - HĐND,UBND, UBMTTQ xã Thiệu Giao đã long trọng tổ chức buổi Lễ đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn Nông thôn mới. Về dự có đồng chí Lê Quang Hùng - UVBTV, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy; lãnh đạo một số ban ngành cấp tỉnh; đại diện Văn phòng xây dựng NTM tỉnh; về phía huyện có các đồng chí Nguyễn Văn Biện - Bí thư Huyện ủy; Đỗ Thị Toán - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy; Trịnh Văn Súy - Phó Bí thư - Chủ tịch UBND huyện; Các đồng chí lãnh đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ các ban, ngành, đoàn thể cấp huyện và cán bộ, nhân dân xã nhà.
Năm 2011, cùng với các địa phương khác trong huyện, trong tỉnh, xã Thiệu Giao xây dựng Nông thôn trong điều kiện vô cùng khó khăn. Nhưng sau 9 năm xây dựng NTM, năm 2019 xã Thiệu Giao về đích trước một năm so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2015-2020 đề ra. Quan điểm chỉ đạo xuyên suốt trong quá trình xây dựng NTM ở xã Thiệu Giao là để nâng cao thu nhập cho người dân, đảm bảo ổn định đời sống. Với tinh thần đó, Đảng ủy xã đã tập trung lãnh đạo phát triển kinh tế, vận động nông dân tích cực chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. MTTQ các đoàn thể đã tuyên truyền đến đoàn viên, hội viên gắn với phần việc công trình để các chi hội tham gia như: MTTQ xóa nhà dột nát, Hội Nông dân đảm nhận đoạn đường tự quản và xây dựng thùng thu gom vỏ thuốc bảo vệ thực vật ngoài cánh đồng, Hội Phụ nữ đảm nhận đoạn đường tự quản và trồng hoa thay thế cỏ dại, Hội CCB đảm nhận chỉnh trang nhà văn hóa các thôn xanh sạch đẹp...
Đến nay, tổng nguồn vốn đầu tư cho xây dựng NTM của xã Thiệu Giao là hơn 283 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp xây dựng, chỉnh trang nhà cửa trên 181 tỷ đồng, con em xa quê đóng góp hơn 22 tỷ đồng. Từ nguồn lực huy động, chính quyền và nhân dân xã Thiệu Giao đã kiên cố và xây dựng mới gần 26 km đường giao thông các loại; xây mới trạm y tế, sửa chữa, nâng cấp 3 trường học trong xã. Sân vận động thể thao xã với diện tích gần 12.000m2 cùng chợ nông thôn cũng được xây dựng mới khang trang. Các tầng lớp nhân dân trong xã sửa chữa 73 nhà, xây mới 203 ngôi nhà kiên cố... Hết năm 2019 thu nhập bình quân đạt 41 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,61%.
Xã Thiệu Giao hoàn thành 19/19 tiêu chí, được Chủ tịch UBND tỉnh quyết định công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới thể hiện sự nỗ lực cố gắng của Đảng bộ và nhân dân trong xã. Trong thời gian tới Thiệu Giao tiếp tục phát huy truyền thống quê hương, đoàn kết, dân chủ, khắc phục khó khăn; tiếp tục động viên các tầng lớp nhân dân trong xã và con em xa quê tham gia hưởng ứng xây dựng các tiêu chí đảm bảo bền vững, tiến tới xây dựng NTM nâng cao và kiểu mẫu trong thời gian tới.
Sáng ngày 08/11/2020, xã Thiệu Quang đã long trọng đón nhận danh hiệu Nông thôn mới. Về dự chung vui với Đảng bộ và nhân dân xã Thiệu Quang, có đại diện Văn phòng Điều phối NTM tỉnh, đại diện các sở, ban, ngành cấp tỉnh; về phía lãnh đạo huyện có đồng chí Bí thư Huyện ủy, các đồng chí trong Ban Thường vụ Huyện ủy, Văn Phòng điều phối Nông thôn mới huyện, các phòng, ban, ngành trong huyện; các đồng chí Đảng ủy, Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND, MTTQ, các đoàn thể trong xã, các đồng chí cấp ủy, trưởng thôn, đại diện đảng viên trên địa bàn xã và đại diện con em quê hương đang công tác trong và ngoài huyện về dự chung vui với Đảng bộ và nhân dân trong xã.
Tại buổi Lễ, đồng chí Bí thư Đảng ủy, Trưởng ban chỉ đạo xây dựng NTM đã trình bày báo cáo tổng kết, báo cáo khẳng định: Sau gần 10 năm triển khai, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, sự quan tâm chỉ đạo của cấp trên, đăc biệt là sự đồng thuận cao của nhân dân, xã đã làm tốt công tác tuyên truyền vận động, huy động nguồn lực của nhân dân, khai thác các nguồn vốn với tổng kinh phí đã đầu tư xây dựng là 145,72 tỷ đồng cho xây dựng Nông thôn mới. Kết quả đã xây dựng, nâng cấp 13,75 km đường giao thông nông thôn và đường nội đồng; xây dựng mới 02 phòng học chức năng, 04 phòng học, phòng làm việc, tu sửa, chỉnh trang cơ sở vật chất 3 nhà trường phổ thông trên địa bàn xã; xây dựng mới trạm y tế xã, khu công sở, Hội trường đa năng, sân thi đấu thể thao, tường rào với diện tích 1,3 ha; làm mới 03 nhà văn hóa thôn; tu sửa, nâng cấp 01 chợ đạt chuẩn chợ nông thôn mới; đầu tư, nâng cấp toàn bộ các tuyến rãnh thoát nước và làm nắp đậy trong các khu dân cư; xây mới và đầu tư nâng cấp 03 bãi chứa rác thải, 120 thùng chứa bao bì rác thải; làm mới, tu sửa 103 nhà ở dân cư vv…
Mức thu nhập bình quân đầu người đạt cuối năm 2019 đạt 40,3 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 2,55% (giảm 17,16% so với năm 2011); đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao. Đến tháng 12/2019, xã Thiệu Quang được Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định công nhận xã đạt 19/19 tiêu chí Nông thôn mới.
Phấn khởi trước những kết quả đã đạt được trong thời gian qua, khắc phục những hạn chế, xã Thiệu Quang đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, xây dựng các thôn trên địa bàn đạt tiêu chí Nông thôn mới và Nông thôn mới kiểu mẫu, xã đạt Nông thôn mới nâng cao, thu nhập bình quân đầu người đạt 60 triệu đồng/người/năm.
Hội nghị học tập, quán triệt, triển khai Nghị quyết
Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Sáng ngày 25/11/2020, Ban Thường vụ Huyện ủy tổ chức Hội nghị học tập, quán triệt, triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Hội nghị tổ chức theo hình thức trực tuyến từ điểm cầu Cơ quan Huyện ủy đến điểm cầu Hội trường lớn của huyện, phòng họp UBND huyện và điểm cầu hội trường, phòng họp của 25 xã, thị trấn. Thành phần mời dự hội nghị gồm các đồng chí BCH Đảng bộ huyện, tất cả các đảng viên, cán bộ trong toàn huyện.
Đồng chí Nguyễn Văn Biện - Bí thư Huyện ủy phát biểu khai mạc hội nghị, đồng thời triển khai các nội dung của Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Thiệu Hoá lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 – 2025 với các nội dung chính bao gồm: Đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIX, nhiệm kỳ 2015 - 2020; Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Đồng chí Trịnh Văn Suý - Phó Bí thư, Chủ tịch UBND huyện đã thông qua Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa XX thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thư XX, nhiệm kỳ 2020- 2025, đồng thời thông báo đến Đảng bộ về một số nhiệm vụ mới về qui hoạch và thực hiện qui hoạch vùng huyện, một số dự án đầu tư kết cấu hạ tầng, các dự án giao thông thuộc dự án đầu tư của tỉnh trên địa bàn huyện Thiệu Hóa.
Tiếp theo, đồng chí Nguyễn Duy Thứ - UVBTVHU- Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy đã thông qua Kế hoạch triển khai học tập, quán triệt Nghị quyết thời gian tới đối với các đồng chí đảng viên chưa dự họp trực tuyến và hướng dẫn viết bài thu hoạch Nghị quyết đến toàn bộ đảng viên trong toàn Đảng bộ.
Phát biểu kết luận và bế mạc Hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Biện - Bí thư Huyện uỷ yêu cầu: Sau Hội nghị học tập quán triệt Nghị quyết, các đồng chí cán bộ, đảng viên tiếp tục nghiên cứu, nắm vững nội dung chủ yếu của Nghị quyết, các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội quan trọng, các chương trình trọng tâm và các khâu đột phá. Căn cứ tình hình cụ thể của địa phương đơn vị mình để từ đó làm tốt công tác tuyên truyền đến cán bộ, đảng viên và nhân dân về nội dung của Nghị quyết, Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của BCH Đảng bộ huyện, công tác tuyên truyền phải sâu rộng, đạt hiệu quả cao, tạo sự đồng thuận của toàn dân trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết. Đối với các đồng chí đảng viên chưa được dự Hội nghị trực tuyến, yêu cầu cấp ủy các tổ chức cơ sở đảng tổ chức học tập, quán triệt, triển khai Nghị quyết tại đảng bộ, chi bộ mình đảm bảo theo Kế hoạch của Ban Thường vụ Huyện uỷ đã ban hành; MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội tổ chức quán triệt, triển khai, tuyên truyền nghị quyết sâu rộng đến đoàn viên, hội viên và nhân dân. Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp của Nghị quyết, các đảng bộ, chi bộ cơ sở, MTTQ, các đoàn thể trong huyện xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết, đảm bảo cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế, có tính khả thi thực hiện và tính chiến đấu cao. Các ban xây dựng đảng, căn cứ nhiệm vụ, chức năng được giao để hướng dẫn, chỉ đạo các đảng bộ, chi bộ cơ sở tổ chức thực hiện. Uỷ ban Kiểm tra Huyện uỷ kiểm tra công tác tổ chức thực hiện Nghị quyết tại các tổ chức cơ sở Đảng. Văn phòng Huyện uỷ tổng hợp báo cáo kết quả triển khai thực hiện của các đảng bộ, chi bộ cơ sở báo cáo Ban Thường vụ Huyện ủy.
Sau một buổi làm việc với tinh thần khẩn trương, trách nhiệm cao, Hội nghị triển khai học tập, quán triệt thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đã hoàn thành tốt các nội dung chương trình đề ra. Với kết quả Hội nghị học tập, khai nghị quyết Đại hội đảng bộ huyện lần thứ XX, cán bộ, đảng viên trong huyện ra sức thi đua phấn đấu đưa Nghị quyết vào cuộc sống, phấn đấu Thiệu Hóa trở thành huyện khá của tỉnh vào năm 2025 và tốp huyện dẫn đầu của tỉnh vào năm 2030.
Thanh Tuyên
HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
Tư tưởng Hồ Chí Minhvề đại đoàn kết dân tộc
Đại đoàn kết là chiến lược của cách mạng
Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, đại đoàn kết toàn dân tộc đã trở thành di sản vô giá, truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc ta. Tiếp tục phát huy truyền thống quý báu đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Không đoàn kết thì suy và mất. Có đoàn kết thì thịnh và còn. Chúng ta phải lấy đoàn kết mà xoay vần vận mệnh, giữ gìn dân tộc và bảo vệ nước nhà”. Vì thế, 8 chữ“Đoàn kết toàn dân, phụng sự Tổ quốc”là mục đích của Đảng và Đảng thực hiện “đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc”, “đoàn kết để xây dựng nước nhà”, cho nên phải “đoàn kết rộng rãi và lâu dài”, “đoàn kết rộng rãi, chặt chẽ, đồng thời phải củng cố”và “ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ”.
Khát vọng dân tộc được độc lập, tự do và thống nhất, nhân dân được sống ấm no, hạnh phúc là mẫu số chung, là điểm gốc để quy tụ tất cả mọi người dân Việt Nam vào khối đại đoàn kết dân tộc. Vì thế, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong một mặt trận thống nhất chính là để tập hợp và lãnh đạo quần chúng nhân dân thành một khối thống nhất về ý chí và hành động, tạo nên sức mạnh trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, vì tự do và hạnh phúc của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong khối đại đoàn kết đó, Đảng là một thành viên của Mặt trận, đồng thời là lực lượng lãnh đạo, cho nên “Đảng không thể đòi hỏi Mặt trận thừa nhận quyền lãnh đạo của mình, mà phải tỏ ra là một bộ phận trung thành nhất, hoạt động nhất và chân thực nhất. Chỉ trong đấu tranh và công tác hằng ngày, khi quần chúng rộng rãi thừa nhận chính sách đúng đắn và năng lực lãnh đạo của Đảng, thì Đảng mới giành được địa vị lãnh đạo”. Đồng thời, Đảng không chỉ xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc mà còn phải biến nguồn sức mạnh được tổ chức thành một khối vững chắc và hoạt động theo đường lối chính trị đúng đắn đó thành lực lượng vật chất, sức mạnh vật chất. Theo Người, “trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân ta là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Đó lànền gốccủa đại đoàn kết. Nó cũng như cái nền của nhà, gốc của cây. Nhưng đã có nền vững, gốc tốt, còn phải đoàn kết với các tầng lớp nhân dân lao động khác”.
Trong Mặt trận, việc đoàn kết chặt chẽ các tầng lớp nhân dân, các đảng phái, các dân tộc anh em, giữa đồng bào lương với đồng bào các tôn giáo khác được thực hiện theo phương châm “cầu đồng tồn dị”, lấy cái chung để hạn chế cái riêng, cái khác biệt, để cùng nhau sống hoà thuận, ấm no, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cùng với đó, để phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân và nhân nguồn sức mạnh đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng việc giác ngộ, tập hợp trí thức Việt Nam vào hàng ngũ cách mạng, bổ sung và phát huy vai trò của họ, làm cho họ trở thành một động lực cách mạng quan trọng; đồng thời khẳng định liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức là nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân. Thực tế cho thấy, liên minh công - nông - trí (trí thức) không những là yêu cầu khách quan về chính trị, làm nền tảng vững chắc cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước mà còn là yêu cầu khách quan để phát triển bền vững kinh tế, vǎn hoá, xã hội của đất nước. Tuỳ theo yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể của từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng, Mặt trận có cương lĩnh, điều lệ phù hợp, được tổ chức chặt chẽ, xây dựng trên nền tảng khối liên minh công - nông - trí đã luôn lấy việc thống nhất lợi ích tối cao của dân tộc với lợi ích của các tầng lớp nhân dân làm cơ sở để củng cố và không ngừng mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đó chính đoàn kết thực sự, lâu dài, chặt chẽ, chân thành, thân ái giúp đỡ nhau, “là mục đích phải nhất trí và lập trường cũng phải nhất trí. Đoàn kết thực sự nghĩa là vừa đoàn kết, vừa đấu tranh, học những cái tốt của nhau, phê bình những cái sai của nhau và phê bình trên lập trường thân ái, vì nước, vì dân. Tóm lại, muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì toàn dân cần đoàn kết lâu dài, đoàn kết thực sự và cùng nhau tiến bộ”.
Khối đại đoàn kết dân tộc chỉ thực sự phát huy được sức mạnh nội sinh khi gắn liền với đoàn kết quốc tế, nghĩa là chủ nghĩa yêu nước chân chính phải gắn liền với chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân, sức mạnh dân tộc phải gắn với sức mạnh thời đại. Thực tiễn cách mạng cho thấy, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, khối liên minh đoàn kết 3 nước Đông Dương (Việt Nam - Lào - Campuchia), của các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào nhân dân thế giới ủng hộ, đoàn kết với nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập, tự do, dân chủ và tiến bộ xã hội 90 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng là những minh chứng sống động cho việc xây dựng và thực hiện tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc
90 năm thực hiện xuyên suốt và nhất quán chiến lược đại đoàn kết dân tộc, nhất là trong hơn 30 năm đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã luôn vận dụng một cách sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc phù hợp với tình hình, yêu cầu và nhiệm vụ của sự nghiệp cách mạng, kiên định độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Trong tiến trình ấy, trên tinh thần “lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, nguyên tắc hiệp thương dân chủ được coi là “chìa khóa vạn năng” để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tập hợp, đoàn kết và phát huy sức mạnh toàn dân tộc làm nên những thắng lợi vĩ đại trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, tiến hành thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng “đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” như mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Thực tế, các cuộc vận động xã hội, các phong trào thi đua yêu nước sâu rộng do Mặt trận và các tổ chức thành viên phát động và triển khai thực hiện ngày càng đi vào cuộc sống, được các tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng. Trong đó, đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, lá lành đùm lá rách, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ chăm sóc sức khỏe của nhân dân, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống tội phạm, ma túy, mại dâm, HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội khác cùng với cuộc vận động xã hội, các phong trào “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, “Ngày vì người nghèo”, “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”… không chỉ có tác dụng thiết thực, tạo nên sự gắn kết cộng đồng mà còn góp phần làm cho tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc thấm sâu vào các tầng lớp nhân dân, tạo động lực thúc đẩy phát triển đất nước nhanh và bền vững, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đại đoàn kết là sự nghiệp của cả hệ thống chính trị, gồm Đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân; trong đó, động lực chủ yếu để xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hoà các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế, của toàn xã hội. Để khối đại đoàn kết dân tộc được bền chặt, đạt được sự đồng thuận xã hội, đòi hỏi mọi thành viên trong đó phải tôn trọng và hành động theo những nguyên tắc và ý chí chung và mỗi quyết định được thông qua phải là “mẫu số chung”, phản ánh, thể hiện nguyện vọng, lợi ích của toàn xã hội.
Vì thế, để “phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” làm điểm tương đồng; tôn trọng những điểm khác biệt không trái với lợi ích chung của quốc gia - dân tộc; đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, khoan dung để tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước, tăng cường quan hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước, tạo sinh lực mới của khối đại đoàn kết toàn dân tộc”, cần tập trung thực hiện một số giải pháp căn cốt sau:
Một là, các cấp ủy cần tiếp tục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và chuyên đề năm 2020 về “Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Đại đoàn kết là sự nghiệp của cả dân tộc, của cả hệ thống chính trị mà hạt nhân lãnh đạo là Đảng Cộng sản, được thực hiện bằng nhiều biện pháp, hình thức; trong đó, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Đó là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu, là nhân tố bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hai là, nâng cao hiệu quả tuyên truyền, vận động, tập hợp các tầng lớp nhân dân thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm phát huy vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân gắn với thực hiện tốt trách nhiệm của công dân, phát huy dân chủ, giữ gìn kỷ cương, chống quan liêu, tham ô, tham nhũng, lãng phí. Tiếp tục thực hiện Quy định số 124-QĐ/TW ngày 2-2-2018 của Ban Bí thư về “Giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên”, góp phần xây dựng Đảng và chính quyền các cấp trong sạch, vững mạnh.
Ba là, nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân trong tham gia xây dựng và hoàn thiện một số chính sách để củng cố và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, Mặt trận phải đoàn kết rộng rãi, chân thành mọi thành viên trong xã hội, không phân biệt quá khứ, thành phần giai cấp, dân tộc, tôn giáo, ở trong nước hay ở nước ngoài trên cơ sở mục tiêu chung là giữ vững độc lập, thống nhất chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Mặt trận phải đa dạng hóa các hình thức tập hợp, động viên các tầng lớp nhân dân để tạo sự đồng thuận, hiệp lực trong thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Bốn là, đẩy mạnh thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, tổ chức động viên nhân dân tham gia các phong trào thi đua làm kinh tế giỏi, phát triển kinh tế gắn liền với phát triển văn hoá - xã hội; trong đó, mỗi người, mỗi gia đình cố gắng phấn đấu làm giàu cho mình, cho cộng đồng. Bên cạnh đó, tăng cường công tác đối ngoại nhân dân, tích cực vận động, thu hút kiều bào hướng về Tổ quốc, góp sức xây dựng quê hương, đất nước; chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng nước sở tại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của kiều bào, đồng thời, khen thưởng, động viên kịp thời những cá nhân có thành tích tiêu biểu.
Năm là, nắm bắt kịp thời để phản ánh tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân và nỗ lực chăm lo lợi ích thiết thực, chính đáng, hợp pháp của các giai cấp, các tầng lớp nhân dân. Tôn trọng và phát huy vai trò gương mẫu, dẫn dắt của những người tiêu biểu, có uy tín trong cộng đồng dân cư, các dân tộc, tôn giáo; bảo đảm công bằng và bình đẳng xã hội; kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân với lợi ích của tập thể và toàn xã hội. Cùng với việc giải quyết đúng đắn và hợp lý các quan hệ lợi ích, cần đẩy mạnh và không ngừng bồi dưỡng, nâng cao tinh thần yêu nước, ý thức độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, tinh thần tự lực tự cường trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, củng cố và phát triển khối đại đoàn kết dân tộc, coi đó là những yếu tố quan trọng để không chỉ phòng và chống âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch mà còn góp phần ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Nguyễn Duy Thứ
UVBTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy
Trường Trung học cơ sở Thiệu Phú
với phong trào thi đua dạy tốt học tốt
Trong những năm học gần đây, trường THCS Thiệu Phú luôn đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt, học tốt và đã đạt được nhiều kết quả cao, chất lượng giáo dục luôn xếp ở vị trí tốp đầu của các trường THCS trong huyện.Thầy Phạm Đình Sơn - Hiệu trưởng Trường THCS Thiệu Phú cho biết: Tỷ lệ học sinh lên lớp hàng năm của nhà trường luôn đạt trên 90% trở lên, năm học 2018-2019, nhà trường có 21 em đạt học sinh giỏi cấp huyện, 3 em đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh.Năm học 2019-2020, nhà trường có 28 em đạt học sinh giỏi các cấp, trong đó có 3 em đạt giải cấp tỉnh, đồng đội xếp thứ 6 toàn tỉnh.
Để có được những kết quả trong công tác dạy và học, nhà trường đã không ngừng đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh thông qua việc khảo sát để từ đó có kế hoạch bồi dưỡng học sinh. Cùng với đó, công tác phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên luôn được nhà trường coi trọng hàng đầu. Hiện nay, 100% giáo viên có trình độ chuyên môn đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn, thường xuyên tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Đội ngũ cán bộ, giáo viên luôn nỗ lực tìm hiểu, đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tốt việc sử dụng phòng thiết bị, thư viện để đưa lý thuyết và thực hành vào giảng dạy; quan tâm sâu sát tới từng học sinh, từ đó có những giải pháp nhằm giảm tỷ lệ học sinh yếu, kém và học sinh bỏ học, tăng tỷ lệ học sinh khá, giỏi.Nhà trường đã động viên các thầy cô giáo tham gia thi giáo viên dạy giỏi các cấp. Có 14 đ/c giáo viên giỏi cấp trường,3 giáo viên được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp huyện, 1 giáo viên giỏi cấp tỉnh.
Đi đôi với nâng cao chất lượng dạy và học, nhà trường phối hợp với địa phương và phụ huynh thực hiện có hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục.Nhờ sự quan tâm của chính quyền xã Thiệu Phú và Hội cha mẹ học sinh, nhà trường đã được đầu tư xây dựng 12 phòng học kiên cố, 4 phòng học bộ môn, các phòng học chức năng khác cơ bản đầy đủ, khuôn viên trường lớp được quy hoạch đảm bảo, diện tích hợp lý.Các phòng học bộ môn được khai thác có hiệu quả. Các phương tiện hiện đại như máy tính, máy chiếu là những công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường.Với sự cố gắng, nỗ lực của đội ngũ giáo viên và học sinh, từ năm học 2015-2016 đến nay, Trường THCS Thiệu Phú luôn được công nhận tập thể lao động tiên tiến xuất sắc, được nhận Bằng khen, tặng cờ thi đua của UBND tỉnh Thanh Hóa, Bằng khen của Hội chữ thập đỏ Việt Nam, nhiều năm liền được UBND huyện Thiệu Hóa tặng Giấy khen; chi bộ nhiều năm đạt TSVM, cá nhân đồng chí hiệu trưởng Phạm Đình Sơn và nhiều giáo viên trong trường được các cấp, các ngành khen thưởng.Năm 2017, Trường đã được công nhận trường chuẩn Quốc gia.
Phát huy những thành tích đã đạt được,thầy và trò Trường THCS Thiệu Phú hôm nay vẫn luôn nỗ lực đẩy mạnh phong trào thi đua Dạy tốt - Học tốt, phấn đấu xây dựng nhà trường theo định hướng trường chất lượng cao, trở thành một điểm sáng về giáo dục của huyện Thiệu Hóa, xứng đáng với niềm tin của Đảng và nhân dân xã nhà đã giao phó.
Thanh Mai
THÔNG TIN - TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM
Đảng bộ xã Thiệu Vũ đưa nghị quyết
của Đảng vào cuộc sống
Để nhanh chóng đưa nghị quyết Đại hội vào cuộc sống, BCH Đảng bộ xã Thiệu Vũ đã tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội lần thứ XXIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tới toàn thể đảng viên, nhân dân, đồng thời xây dựng kế hoạch để nhanh chóng đưa Nghị quyết đi vào cuộc sống. Các cấp ủy chi bộ đã lãnh đạo nhân dân thi đua, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch năm 2020, tạo cơ sở vững chắc cho năm 2021, là năm đầu thực hiện kế hoạch 5 năm (2021 - 2025).
Thực hiện nghị quyết đại hội Đảng bộ xã lần thứ XXVIII, nhiệm kỳ 2015- 2020 nhân dân trong xã luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, các chủ trương kế hoạch của cấp ủy, chính quyền các cấp, tích cực thi đua lao động, sản xuất, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển KT-XH, QP-AN. Tình hình kinh tế - xã hội ổn định và phát triển, sản xuất nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng, chăn nuôi có bước phát triển khá; các lĩnh vực văn hóa- xã hội được quan tâm. Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới được thực hiện có hiệu quả. Công tác giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội được thường xuyên quan tâm làm tốt. Đời sống nhân dân được cải thiện, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới, đến năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm xuống còn 4,1%. Đặc biệt, xã Thiệu Vũ đã hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM trước một năm. Trong 7 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM (2011-2017), xã huy động nguồn lực gần 125 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp, xây dựng và chỉnh trang nhà ở là trên 80%, hiến 7500 m2 đất và trên 4.500 ngày công lao động tham gia xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn. Đến nay, có 3/3 trường học, trạm y tế, 4/4 thôn, xóm được công nhận đơn vị đạt chuẩn văn hóa. Hàng năm có trên 88% gia đình được công nhận gia đình văn hóa; các di tích lịch sử cách mạng, lich sử văn hóa như: Đình, Chùa, Nghè Yên Lộ, Đình Lam Vĩ, nhà lưu niệm đồng chí Lê Chủ được quan tâm giữ gìn, đầu tư nâng cấp; phong trào VHVN -TDTT ngày càng phát triển. Thường xuyên thực hiện tốt quy chế “Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, quản lý nghĩa trang nhân dân”. Công tác quốc phòng, an ninh địa phương, trật tự an toàn xã hội được tăng cường, thế trận an ninh nhân dân được củng cố vững chắc. Từ đó góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu KT - XH mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã đã đề ra.
Nhiệm kỳ 2020 - 2025, xã tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức Đảng và đảng viên; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương về phát triển nông nghiệp, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển thương mại - dịch vụ, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân đi đôi với giảm nghèo bền vững, tạo việc làm và bảo đảm an sinh xã hội; làm tốt nhiệm vụ quốc phòng, giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Thanh Tuyên
LỊCH SỬ - VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT
Đình Thọ Sơndi tích kiến trúc cổ độc đáo xã Tân Châu
Đình Thọ Sơn (đình làng Núi) công trình kiến trúc cổ độc đáo trên vùng đất xã Tân Châu, đình được xây dựng năm 1869 là nơi thờ phụng những vị thần có công trong việc khai ấp, lập làng và đã trở thành trung tâm sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng của dân làng Thọ Sơn từ xa xưa đến ngày nay.
Căn cứ vào sách Thanh Hoá Chư Thần Lục (do bộ Lễ soạn, biên soạn niên hiệu Thành Thái 15 (1904), bản dịch của Viện Hán Nôm). Làng Thọ Sơn trước đây thờ Cao Sơn đại vương và Linh Quang Linh thông Đại vương.
- Nhân vật Cao Sơn: Ông vốn người Bắc quốc đất Minh Lương có một người là Cao Minh, vợ là Hoàng Nương. Một đêm bà mộng thấy một cụ già đầu bạc trắng cho một ấn ngọc, khi tỉnh dậy cảm mộng mà thành thai, đến kỳ sinh nở vào ngày 12 tháng 8 năm Bính Ngọ, Hoàng Nương sinh ra một cậu con trai, diện mạo khôi ngô tuấn tú, mặt đỏ tóc đen khác với người thường. Năm lên 3 tuổi mệnh đặt tên là Hiển, đến năm 11 tuổi học hành tinh thông, các tập sử sách của trăm nhà, ông đều đọc và hiểu. Năm 18 tuổi cha mẹ đều mất, ông ở nhà chịu tang cha mẹ, học hành tự nghiên cứu thêm, nhờ vậy mà kiến thức đạt đến trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, luôn tỏ ra là người thông minh mẫn tiệp, ít người sánh kịp. Năm 22 tuổi, vào triều vua Tống Hy Ninh, triều đình mở khoa thi chọn hiền tài, ông tham gia ứng thí đỗ Tiến Sĩ. Vua biết ông là người tài đức liền giao cho trọng trách đi phủ dụ Trấn Phủ trấn Thanh Hoa và Nghệ An. Trước khi đi tuần phủ Nghệ An, ông có qua trấn Thanh Hoa, đến khu Còng Thôn trang Phúc Lâm, huyện Vĩnh Phúc, phủ Thiệu Thiên, trấn Thanh Hoa quan sát thấy vùng đất này sơn thuỷ hữu tình, sông núi trùng điệp, các dãy núi quây quần ôm lấy nhau trông rất đẹp mắt. Ông cho là một vùng thắng địa linh thiêng bèn bỏ ra một số tiền của cho dân khu ấp lập một cung đài dưới chân đồi khu Còng Thôn để làm nơi trong những lúc tuần du qua lại lấy nơi trú quân. Nhân dân khu Còng Thôn thấy ông là người đức độ, có nhiều công ơn với dân làng nên rất mực yêu quý ông và tôn ông làm phúc thần. Mỗi khi đi tuần du qua ông thường dừng quân ở khu Còng Thôn và cho làng công quả.
Triều Tống Hy Ninh ông được ban chức Thừa Tướng kiêm việc trấn thủ xứ Thanh Hoá - Nghệ An và nhiều nơi khác. Năm đó có giặc Đông Di khởi binh đến xâm lấn, nhiễu đoạt cư dân. Vua lệnh cho ông đem binh đi thảo phạt tiễu trừ quân giặc. Ông vâng mệnh đem quân đến khu Còng Thôn tập luyện đồng thờ kêu gọi các gia thần, dân thôn theo ông đi thảo phạt giặc Đông Di. Những người theo ông sau này trở thành những tay đao kiếm giỏi xông pha nơi trận mạc. Quân của ông đi đến đâu giặc thua chạy tan tác đến đó, công sức không mất nhiều mà bình định được quân giặc. Khải hoàn trở về, ông kéo quân tới nơi đóng quân trước đây là khu Còng Thôn mở tiệc yến khao thưởng ba quân, đồng thời thưởng cho dân làng 100 lạng bạc để lấy đó ban thưởng cho những người có công. Nhân dân khu Còng Thôn thấy ông là người có nhiều công ơn với dân làng nên tự nguyện muốn xin duệ hiệu của ông về sau phụng thờ. Ông cầm bút lông viết ra rằng "Ta tên huý là Cao Hiển, tên tự là Văn Trường". Sau đó rút quân về yết kiến vua Tống. Ít lâu sau tuổi đã về già ông xin cáo quan về trí sĩ, vào ngày 16 tháng 3 ông lâm bệnh mất thọ 103 tuổi. Nhân dân các nơi lập đền thờ cúng, riêng Thanh Hóa có 411 nơi thờ trong đó có làng Thọ Sơn.
- Về Linh Quang Linh Thông Đại Vương. Theo truyền thuyết thì: Thần không rõ họ tên, vốn người làng Vân Tập xã Thiệu Vân, mẹ người Vân Liễu, theo Lê Nhân Tông đánh đuổi giặc Chiêm, chiến thắng trở về, lập đồn ở cổ Vô (tức núi Go), sau này mất tại đó, dân làng lập đền thờ cúng. Ngày nay dân làng vẫn còn truyền lại bài văn tế có đoạn như sau “Nam Việt quốc công. Lê triều Thái úy. Bình Xiên tặc nghĩa định tòng long. Kỵ Hoàng hổ đại đao chỉ tích. Tư nhân xuân tiết. Kính lễ vi thành. Nguyện kỳ dám cách”
Hiện nay ở làng Vân Tập, quê hương của ông vẫn còn lưu giữ được một số đạo sắc phong, tiêu biểu đạo sắc ban niên hiệu Dương Đức thứ 3 (1674) với các mỹ tự được ban: “Linh Thông Linh Quang, hiển hựu khuông tế, hộ quốc hựu dân, dực thánh phù cảm, hậu đàm chí nhân, diễn phúc hồng ân, dưng vũ phù tộ, hoằng hưu đại độ, khoan nhân thông minh chính trực, trinh tường an dân, cương nghị quả đoán, quảng huệ hồng huy, diên khánh thuỳ hưu, dương uy linh ứng , hùng tài vĩ lược, hậu đức phát chính, tuy lộc đại vương”. Ngài là bậc Đức rất lớn, nghĩa thật không có gì bì nỗi. Nhìn mà không thấy hình, nghe mà không thấy thanh, thật huyền diệu sâu kín, tai ương có thể quét trừ, hoạ hoạn có thể chế ngự . Hiển rõ giúp đỡ rộng khắp, ngầm phù giúp sự vững trải cơ đồ lớn lao được hưởng việc thờ tự, giúp cơ đồ hoàng đế, yên vững cơ nghiệp quốc gia, xã tắc an ninh yên ổn mãi
Qua di tích chúng ta biết thêm lịch sử vùng đất nơi đây, một vùng có bề dày lịch sử, truyền thống yêu quê hương đất nước của cư dân trong làng. Đình là nơi thờ thần Cao Sơn đại vương, Linh Quang Linh Thông đại vương có công cứu dân giúp nước, khi mất được dân làng nhớ ơn, thờ cúng. Đồng thời, đây cũng là nơi hội họp, sinh hoạt văn hoá tâm linh của dân làng.
Đình Thọ Sơn là di tích kiến trúc cổ còn bảo tồn tương đối nguyên vẹn. về qui mô kiến trúc truyền thống với các vì kèo kiểu giá chiêng, chồng rường, kẻ hiên. Nhiều mảng chạm khắc khá đặc sắc ở các bức cuốn, bức đại tự. Đề tài trang trí ở ngôi đình này mang chủ đề tứ linh, tứ quí đứng đầu là con rồng biểu tượng cho mây mưa, sấm chớp, cũng như biểu tượng cho quyền uy tối thượng của bậc quân vương. Con lân là linh vật huyền thoại, biểu trưng cho ước vọng hoà bình, con rùa biểu tượng cho ước vọng trường tồn, và chim phượng biểu tượng cho hạnh phúc. Ngoài ra còn có hình con sóc, con cá, cua bơi lội tung tăng trong hồ nước với những cánh hoa sen, lá sen úp ngực. Tất cả những mảng chạm khắc được trang trí ở những nơi thoáng mát, kỹ thuật chạm khắc của nghệ nhân là chạm bong, chạm lộng tạo ra các hình trang trí nhiều lớp từ thân gỗ. Rồng trang trí rõ nét ở bức cuốn rồng đầu to, mắt lồi, trán dô, râu, bờm trông dữ tợn. Các con vật như con lân, phượng, rùa, cá…
Di tích Thọ Sơn được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá xếp hạng năm 2009 là di tích có giá trị kiến trúc cổ còn bảo tồn tương đối nguyên vẹn, qui mô kiến trúc truyền thống với các vì kèo kiểu giá chiêng, chồng rường, kẻ triện. Nhiều mảng chạm khắc khá đặc sắc ở các bức cuốn, bức đại tự. Đây là nơi sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng, tổ chức các lễ hội truyền thống của địa phương, vì vậy đình Thọ Sơn có giá trị về mặt kiến trúc nghệ thuật cần được giữ gìn và phát huy giá trị.